Thờ ông tổ trồng quế – nét đẹp trong tín ngưỡng của đồng bào Dao đỏ Văn Yên

Là 1 trong 5 hoạt động chính tại Lễ hội Quế huyện Văn Yên lần thứ IV/2022, nghi lễ dâng hương tại đình Tháp Cái, Viễn Sơn, huyện Văn Yên – nơi thờ ông Tổ trồng quế nhằm tri ân các bậc tiền nhân có công khai khẩn lập làng, lập bản, đưa cây quế về trồng ở xã Viễn Sơn nói riêng và ở các địa phương trong huyện nói chung.

Lễ dâng hương tại Đình Tháp Cái (Viễn Sơn).
Lễ hội Quế huyện Văn Yên lần thứ IV/2022 sẽ diễn ra một hoạt động hết sức độc đáo, mang đậm bản sắc, truyền thống tốt đẹp trong tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Dao, đó là dâng hương tại đình Tháp Cái, xã Viễn Sơn. Hoạt động này nhằm tưởng nhớ, tri ân các bậc tiền nhân có công khai khẩn lập làng, lập bản, đưa cây quế về trồng, đem đến cuộc sống ấm no cho đồng bào Dao ở Viễn Sơn nói riêng và nhân dân trong vùng nói chung.
Tương truyền, tại thôn Tháp Cái có đình Tháp Cái thờ ông Bàn Phú Sáu, là một trong những người đầu tiên đưa gia đình về khai khẩn, lập làng bản ở Viễn Sơn và cũng là người đầu tiên tìm ra cây quế đưa về trồng và dạy dân cách trồng cây quế, nên dân bản gọi ông là “ông tổ” cây quế và được suy tôn là Thành hoàng.
Trải qua những thăng trầm lịch sử, cây quế không chỉ giúp đồng bào làm thuốc chữa bệnh và làm hương liệu mà còn có thể bán, trao đổi hàng hóa nên đồng bào đã trồng quế ở khắp núi đồi.
Lễ dâng hương tại Đình Tháp Cái (Viễn Sơn).
Lễ hội Quế huyện Văn Yên lần thứ IV/2022 sẽ diễn ra một hoạt động hết sức độc đáo, mang đậm bản sắc, truyền thống tốt đẹp trong tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Dao, đó là dâng hương tại đình Tháp Cái, xã Viễn Sơn. Hoạt động này nhằm tưởng nhớ, tri ân các bậc tiền nhân có công khai khẩn lập làng, lập bản, đưa cây quế về trồng, đem đến cuộc sống ấm no cho đồng bào Dao ở Viễn Sơn nói riêng và nhân dân trong vùng nói chung.
Tương truyền, tại thôn Tháp Cái có đình Tháp Cái thờ ông Bàn Phú Sáu, là một trong những người đầu tiên đưa gia đình về khai khẩn, lập làng bản ở Viễn Sơn và cũng là người đầu tiên tìm ra cây quế đưa về trồng và dạy dân cách trồng cây quế, nên dân bản gọi ông là “ông tổ” cây quế và được suy tôn là Thành hoàng.
Trải qua những thăng trầm lịch sử, cây quế không chỉ giúp đồng bào làm thuốc chữa bệnh và làm hương liệu mà còn có thể bán, trao đổi hàng hóa nên đồng bào đã trồng quế ở khắp núi đồi.
Buổi học chữ Dao tại đình Tháp Cái.
Trong khuôn khổ của Lễ hội Quế huyện Văn Yên lần thứ IV, hoạt động dâng hương tại đình Tháp Cái được thực hiện với các nghi thức truyền thống, mang đậm bản sắc dân tộc Dao để cầu phúc, cầu lộc, cầu mùa; cầu Thành hoàng, thần linh che chở, phù hộ làng bản yên bình, mùa màng bội thu, cây quế tốt tươi, con người khỏe mạnh…
Mặt khác nhằm tôn vinh những giá trị lịch sử,  giúp người dân địa phương cũng như du khách hiểu thêm về quá trình khai khẩn, lập làng bản cũng như sự có mặt và phát triển của cây quế nơi đây, đồng thời được tìm hiểu nét đặc sắc trong các giá trị văn hóa truyền thống của người Dao đỏ bản địa từ Lễ Cấp sắc 12 đèn, chữ viết, hát Páo dung đến múa Rùa, múa Gông…
Cây quế trên 30 năm tuối ở Viễn Sơn.
Đặc biệt hơn, khi tham gia hoạt động dâng hương tại đình Tháp Cái – nơi thờ ông tổ nghề trồng quế, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những đồi quế bạt ngàn, xanh ngút tầm mắt, những đồi quế từ 20 – 30 năm tuổi ở thôn Khe Lợ, Khe Qué của địa phương, đồng thời thấy được sức sáng tạo không giới hạn trong lao động, sản xuất của đồng bào thông qua một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm từ vỏ quế như: ống điếu, lọ tăm, logo…
(Theo Tin Tức)

Để lại Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.