Nón lá Gia Thanh – Sản phẩm quà tặng lưu niệm độc đáo.

Nghề làm nón ở Phú Thọ có truyền thống lâu đời gần 100 năm tuổi. Mỗi chiếc nón lá đã và đang góp phần bảo tồn và gìn giữ nét văn hóa truyền thống của làng nghề đồng thời tạo việc làm, thu nhập cho người dân nơi đây, không chỉ tạo ra giá trị kinh tế mà còn góp phần lưu giữ giá trị truyền thống văn hóa đặc trưng vùng Đất Tổ, thông qua hoạt động du lịch trải nghiệm du lịch làng nghề du khách Quốc tế đã đến thăm và trải nghiệm cùng người dân nơi đây. Đến làng Rền và dạo quanh làng nghề từ những ngôi nhà những bà những mẹ miệng cười nói tay thoăn thoắt đưa kim. Một trong những hướng đi phát triển ngày nay đó là gắn du lịch với hoạt động làng nghề truyền thống, đó  cũng là con đường mà người dân Phú Thọ trong thời gian qua đang thử nghiệm và định hình phát triển. Số lượng hộ dân làm nón nơi đây hiện nay vẫn còn nhiều và yêu nghề. Trong các chương trình giới thiệu quảng bá du lịch Phú Thọ chiếc nón lá Gia Thanh luôn là sự lựa chọn trang trí được ưu tiên tạo ra sự sinh động, bắt mắt cho các quầy giới thiệu thu hút sự quan tâm đặc biệt của người xem.
        Cùng với sự xê dịch, vận động của các nghệ nhân làng nghề mà Phú Thọ có hai vùng làm nón: Nón Sai Nga Huyện Cẩm Khê và nón Gia Thanh Huyện Phù Ninh.
                                 non la gia thanh sacc89n phacc89m qua tacca3ng luu niecca3m docca3c dao 18456
         (Ảnh: Trung Thành – Trang trí làm đẹp thêm cho Nón lá)
          
        Nếu nón lá Sai Nga được biết đến bởi nét “Bình dị , trắng, bền là nón Sai Nga” thì  Nón Gia Thanh  được mọi người nhớ tới bởi nét Bền, duyên, nhẹ, thoáng. Nơi đây nguyên liệu sẵn có lại là vùng đất làm nông nhiều, tính chất công việc và con người chất phác, chăm chỉ, thật thà hợp với công việc mang tính thủ công này. Các công đoạn làm ra chiếc nón lá của các vùng miền thì như nhau, điều khác biệt của nón Phú Thọ là sự bắt kịp xu hướng người tiêu dùng: Người làm nón đã  thay đổi các tỉ lệ của khuôn nón. Số lượng vòng nón giảm hoặc tăng để có nhiều mẫu cho các tệp khách hàng, cho trang trí:  12, 16, 20 vòng… Các lớp lá ‘xây’ cũng thay đổi tùy theo mục đích sử dụng, thông thường là 2 lớp lá ở giữa là lớp mo cau, khi đội những chiếc nón này rất mát nhưng nặng. Để tiện cho việc vận chuyển, sử dụng và trang trí người làm nón giảm bớt lớp mo cau bên trong nên khi décor nón dùng ánh sáng điện sẽ tạo hiệu quả thẩm mỹ cao nhất, sự nhẹ nhàng còn khiến cho việc trang trí trên các bức  tường phẳng hoặc treo, buộc được dễ dàng hơn. Trong các kiểu tạo hình  mũ, nón có lẽ tạo hình nón lá sơn là viên mãn và chắc chắn nhất. Vành nón được cấu tạo từ các vòng tròn khép kín từ nhỏ tới lớn, khổ rộng của vành nón vừa đủ che phần vai lại vừa đủ để nhìn. Có những chiếc nón khi “xây” xong đội lên đã ôm chặt lấy đầu, nhìn toàn bộ chiếc nón là 1 hình tam giác – hình vững trãi, lại có chóp hướng lên trên tạo sự phát triển, hai hình cơ bản trên cùng một vật phẩm, vừa chắc chắn vừa viên mãn cho người dùng. Một số dáng nón khác thường sử dụng vào một việc cụ thể còn đối với nón sơn thì ngoài việc sử dụng  che nắng che mưa nón còn là vật trang trí làm duyên cho các thiếu nữ, làm trang trí… Bền là yếu tố đầu tiên khi khách hàng chọn nón, được tạo ra bởi các vanh nón  đều do người làm mô tạo khuôn , de nón xếp đều không xô lệch. Đường gân lá nổi tạo nét đặc trưng cho nón lá, là lá phải vừa tay, độ nóng ấm sẽ làm cho màu nón có sự khác biệt giống như trong kỹ thuật dát vỏ trứng của tranh sơn mài. Màu của nón Gia Thanh đa dạng và được tạo ra bởi tự thân của sắc lá. Màu be trầm là nón già, màu  trắng xanh là lá bánh tẻ, quang dầu thông là công đọan làm cho chiếu nón bóng lên và chịu được khí hậu nắng, mưa.
                              non la gia thanh sacc89n phacc89m qua tacca3ng luu niecca3m docca3c dao 18456 1
non la gia thanh sacc89n phacc89m qua tacca3ng luu niecca3m docca3c dao 18456 2
non la gia thanh sacc89n phacc89m qua tacca3ng luu niecca3m docca3c dao 18456 3
(Ảnh sưu tầm- Sản phẩm nón được trưng bày tại các triển lãm, giới thiệu quảng bá Du Lịch Phú Thọ)
        Với lịch sử ra đời tồn tại và sự kiên trì làm nghề của người dân, nón Gia Thanh Huyện Phù Ninh được UBND Tỉnh Phú Thọ công nhận làng nghề năm 2005. Sau đó 4 năm Làng nghề  nón lá Sơn Nga Huyện Cẩm Khê được công nhận làng nghề vào năm 2009.
        Những năm gần đây ngày càng được du khách đón nhận và trở thành sản phẩm quà tặng lưu niệm hấp dẫn của du lịch Phú Thọ. Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Phú Thọ luôn chú trọng  đến việc nâng cao và phát huy gíá trị cho những chiếc nón bằng các cuộc thiết kế quà tặng lưu niệm và trong các chương trình xúc tiến du lịch nón lá là sản phẩm quà tặng lưu niệm được quảng bá đến với du khách trong và ngoài nước. Nghề làm nón sẽ không mai một bởi hiện nay các họa sĩ đã tìm đến nón lá làm chất liệu vẽ. Chủ đề của nón lá vẽ vô cùng đa dạng: hình ảnh rừng cọ đồi chè, hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình, cánh đồng lúa với những đàn trâu, hình ảnh hát xoan, phong cảnh đền Hùng…đặc biệt là dòng chữ Du Lịch Phú Thọ nổi bật trên vành nón. Chất liệu dùng trang trí nón lá không phải các loại màu thông thường bởi màu thông thường sẽ không chịu được tác động của nắng, mưa. Người vẽ trước tiên phải vẽ phác thảo nội dung trên giấy vẽ, ước lượng sao cho bố cục hài hòa cân đối với khuôn nón (tạo hình phải phù hợp với trang trí hình tròn, hình tam giác), khi đã được bố cục ưng ý sẽ dùng bút ke nét để vẽ trực tiếp hình lên trên nón lá, công đoạn này yêu cầu kỹ thuật của người vẽ, phải thuộc hình để nét vẽ được lưu loát, sau vẽ nét là công đoạn lên màu cho tác phẩm, toàn bộ những màu vẽ khi đưa lên nón đã được người vẽ lựa chọn từ trước sao cho có gam màu, bản thân chiếc nón rất thanh nhã nên khi phối màu cho nón người vẽ thường chọn những gam màu nhẹ nhàng thanh thoát. Yếu tố độc bản của nón lá vẫn được giữ nguyên từ lúc làm nên chiếc nón mộc cho tới khi trang trí cho thêm đẹp. Hình ảnh các thiếu nữ với tà áo dài thướt tha trên tay là những chiếc nón lá được trang trí luôn mang  lại vẻ dung dị, nền nã của người phụ nữ Việt Nam. Du khách trong và ngoài nước rất yêu thích những chiếc nón lá trang trí bởi những hình ảnh trang trí vừa làm tôn thêm vẻ đẹp chiếc nón lại mang những thông tin địa điểm, dấu ấn nơi du khách đặt chân tới thăm. Chiếc nón đã bền, nhẹ, thoáng nay được điểm tô những sắc màu thêm duyên dáng, phần quai nón thường chỉ để giữ cho nón không bị bay nhưng nay đã được người làm nón tìm hiểu chất liệu đáp ứng nhu cầu thị trường như lụa tơ tằm, voan… vừa trang nhã lại thấm tốt. Tất cả những cố gắng bắt kịp thị hiếu và sự hài lòng của khách hàng trên làm cho giá thành của chiếc nón mộc sẽ được nâng cao hơn, sức lan tỏa rộng, trở thành sản phẩm quà tặng lưu niệm du lịch độc đáo cho du khách trong và ngoài nước khi đến với Phú Thọ./.   
non la gia thanh sacc89n phacc89m qua tacca3ng luu niecca3m docca3c dao 18456 4
                               
non la gia thanh sacc89n phacc89m qua tacca3ng luu niecca3m docca3c dao 18456 5
non la gia thanh sacc89n phacc89m qua tacca3ng luu niecca3m docca3c dao 18456 6(Ảnh sưu tầm – Du khách thích thú khi được xem, sử dụng nón lá)
Trung Thành – Trung tâm TTXT Du lịch
Đánh giá bài viết

Viết một bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Liên kết kênh thông tin các tỉnh

Show Buttons
Hide Buttons