Nét đẹp trong văn hóa làm bánh vào dịp lễ tết của dân tộc Giáy

Dân tộc Giáy là một trong những dân tộc có nhiều lễ tết nhất trong năm. Mỗi cái tết lại được thể hiện bằng một loại bánh đặc trưng riêng, như tháng 3 làm bánh dợm, tháng 5 làm bánh tro hay còn gọi là bánh chít (gói bằng lá chít), tết tháng bảy làm bánh dợm và xôi 7 màu ăn vào ngày 14 tháng 7, tháng 8 làm bánh nướng, tháng 9 có món xôi cốm. Với tháng chạp (tháng 12 âm lịch) là tháng chuẩn bị nhiều loại bánh hơn để chào đón một năm mới may mắn hạnh phúc.

Bánh chít (ảnh: Kim Anh)
Bánh chít (ảnh: Kim Anh)
Bánh chít (st)
Bánh chít (st) 
Làm bánh dợm (st)
Làm bánh dợm (st) 
Bánh bỏng (st)
Bánh bỏng (st)

 Ngày 15 tháng chạp hàng năm nhà nào cũng nhộn nhịp chuẩn bị ngâm gạo, lau rửa lá chuối, lá dong thật sạch để chuẩn bị gói bánh trưng, làm bánh dày. người Giáy có câu “xi xip há, xi xá siêng” có nghĩa là bánh dày ngày 15 tháng giêng là bánh để đón tết. Bánh dày của người Giáy không nắn hình tròn mà nặn hình thuôn tròn dài, nhân bên trong thường là nhân đỗ xanh hoặc lạc, mùi vị rất thơm ngon. Ngày 23 tháng chạp hàng năm, người Giáy còn làm bánh trôi để cúng ông công chứ không cúng cá chép như các dân tộc khác. Điều đặc biệt là trong tháng chạp này người Giáy còn chuẩn bị một loại bánh nữa đó là bánh bỏng, loại bánh này làm rất cầu kỳ, nhiều công đoạn, Phải đồ xôi cho chín tới, rồi  trộn với bột gạo để tách rời các hạt, công đoạn này là quan trọng nhất, sau đó sàng sẩy cho hết bột ra rồi ép lại cho hạt dẹp, đem phơi cho khô. Sáng mùng 1 hoặc mùng 2 tết sẽ rang và làm bánh bỏng để cúng mời tổ tiên.

Bánh trong ngày tết được làm để thờ cúng tổ tiên và cũng để báo cáo với gia tiên về mùa vụ trong năm, cũng là dịp để con cháu được sum họp vui vầy bên gia đình, người thân.

Kim Anh

Để lại Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.