Lễ hội nhảy lửa – Nét đẹp truyền thống của dân tộc Dao Đỏ

Đến với vùng đất Tây Bắc những ngày cuối năm hay những ngày đầu xuân du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng các tiết mục văn nghệ độc đáo đặc sắc hay tham gia vào các lễ hội đầu năm của các dân tộc vùng cao.

Lễ hội nhảy lửa là một nét độc đáo trong phong tục của đồng bào người Dao đỏ, theo quan niệm  lửa mang lại sự ấm áp, mang lại một mùa bội thu; lễ hội nhảy lửa với ý nghĩa cầu xin thần linh sức khỏe thịnh vượng, xua đuổi ma quỷ, tà ma.

Buổi lễ bắt đầu bằng nghi thức cúng xin thần linh cho phép dân làng được phép tổ chức lễ hội và mời thần linh về nhập vào các chàng trai. Trên mâm cúng, người dao đỏ phải chuẩn bị đầy đủ: gà luộc, gạo, nước suối, vải mộc trắng, hương vòng, bạc, nến…..

Thầy cúng cầm que gõ vào một chiếc đàn (một loại nhạc cụ để cúng của dân tộc Dao đỏ), khi lửa bắt đầu cháy rực thầy cúng  xin quẻ âm dương nếu được thần lửa đồng ý, các chàng trai tham gia nhảy lửa sẽ ngồi trước mặt thầy cúng đề phù phép. Khi tiếng que gõ dồn dập hơn, cơ thể của các chàng trai trong phút chốc run lên bần bật, lắc lư rất mạnh.

Các chàng trai ngồi cạnh đống lửa chờ thầy cúng làm lễ
Các chàng trai ngồi cạnh đống lửa chờ thầy cúng làm lễ

Và như có thế lực sai khiến, các chàng trai đến gần đống lửa, nhảy lò cò vào giữa đống lửa. Càng về sau bước nhảy của những chàng trai càng trở lên gấp gáp hơn khiến cho than đỏ văng tứ tung. Những chàng trai, họ như không có cảm giác bỏng rát hay sợ hãi, họ cứ thay phiên nhảy múa giữa đống lửa.

Chàng trai nhảy lò cò xung quanh đống lửa
Chàng trai nhảy lò cò xung quanh đống lửa
Sau đó nhảy vào giữa đống lửa làm than đỏ bắn ra xung quanh
Sau đó nhảy vào giữa đống lửa làm than đỏ bắn ra xung quanh
Họ nhảy như không hề có cảm giác bỏng rát hay sợ hãi
Họ nhảy như không hề có cảm giác bỏng rát hay sợ hãi

 Theo đồng bào người Dao đỏ, thời gian nhảy trên lửa ngắn hay dài là phụ thuộc vào sức mạnh của thần linh. Khi lửa tàn hẳn, thầy cúng sẽ đọc bài cũng tiễn ma và cảm ơn các vị thần đã xuống góp vui cùng dân làng.

Lễ hội nhảy lửa là một trong một những sinh hoạt mang đậm nét đẹp văn hóa, có ý nghĩa tâm linh sâu sắc đối với dân tộc Dao đỏ nói riêng và một trong những nét đẹp văn hóa cần lưu giữ của vùng Tây Bắc.

Ảnh và bài: Lương Hậu

Để lại Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.