Lễ hội xên bản, xên mương người Thái

Lễ hội diễn ra vào mùa hoa ban nở là hội cầu mùa, cầu phúc của người Thái. Họ gửi gắm vào đó những ước vọng lớn lao về một cuộc sống bình yên, no ấm nơi bản Mường, đồng thời cũng là dịp thi tài, vui chơi, trai gái tìm hiểu, tâm tình qua tiếng hát, tiếng đàn.

Lễ hội diễn ra vào mùa hoa ban nở là hội cầu mùa, cầu phúc của người Thái. Họ gửi gắm vào đó những ước vọng lớn lao về một cuộc sống bình yên, no ấm nơi bản Mường, đồng thời cũng là dịp thi tài, vui chơi, trai gái tìm hiểu, tâm tình qua tiếng hát, tiếng đàn.

Du lịch lễ hội – Nếu bạn muốn tham gia lễ hội này bạn có thể tham gia tour du lịch lên nơi đây kết hợp với tham quan các địa điểm du lịch nổi tiếng khác, hoạc bạn có thể tự tổ chức du lịch bụi cũng sẽ rất thú vị. Lễ hội Xên bản, Xên Mư­ờngcủa ngư­ời Thái Mai Châu là một sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng rất quan trọng đối với cộng đồng. Cầu mong thần Nước phù hộ cho mưa thuận gió hoà, mùa màng sinh sôi, tươi tốt, sức khoẻ dồi dào, bản làng yên vui. Và cũng để tạ ơn thần linh đã cho dân Bản mùa màng bội thu, đem sự no ấm đến cho bản làng, cho cộng đồng, cho mọi ngư­ời dân.

Lễ hội Xên bản, Xên Mường là lễ hội văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc Thái Mai Châu. Là nơi hội tụ các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp đồng thời tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc. Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, tạo không khí tươi vui phấn khởi để bước vào năm mới.

Buổi sớm hôm mở hội Đám rước được khởi hành từ nhà Trưởng bản ra khu tổ chức Lễ. Đi đầu là Trưởng Bản cùng các chức sắc trong Bản, tiếp theo sau là đội cờ, dàn chiêng trống, khèn, sáo, dàn cồng chiêng. Tiếp đến là đoàn các bô lão cao tuổi trong bản vác theo cung, nỏ và dắt theo hai con trâu mộng to béo. Bộ sừng trâu bọc lượt giấy lấp lánh. Giữa trán trâu và hai bên mông của con trâu được dán hình hoa ban được cắt từ giấy trắng to bằng miệng bát ăn cơm, hai con trâu này một con để cúng thần hoàng (phi sữa), một con để cúng thần tổ ở đình gốc. Đám rước dừng lại trước án thư đình một vị đẳm goá (vị mo luông có uy tín) mặc áo thụng xanh, đầu đội mũ đuôi én màu đỏ tiến lên trước án thư. Ông đẳm rung một hồi chuông, hai con trâu mộng lập tức được dắt ra làm thịt. Theo sau các bô lão là đoàn quân bảo vệ bản, mường“lính tráng” vai vác súng hoả mai bọc bạc, cùng gươm giáo sáng loè đi hàng ba trông oai nghiêm dõng dạc. Đi sau cùng là dân làng và du khách thập phương tham dự lễ hội.

Sau phần Lễ được kéo dài trong một buổi sáng, buổi chiều dân làng tổ chức phần hội với nhiều hoạt động vui chơi thu hút đông đảo người dân tham gia. Trong đó có phần thi bắn súng cúng khá độc đáo, hình thức thi bắn súng là người ta tung quả bưởi lên mái nhà, quả bưởi lăn xuống theo mí dốc, các tay súng thiện xạ lần lượt ngắm, đón, bắn. Người thắng là người bắn cả ba lần đều trúng, sẽ đoạt được giải của “cần han” (người tài giỏi), được thưởng một mâm cỗ đầy xôi thịt gọi là “pàn han”. Tạo mường đứng ra trao thưởng cho người “cần han” một thanh kiếm chuôi ngà voi khảm bạc, tuyên bố phong chức “tuần mường” (người đứng đầu an ninh phòng vệ) cùng một số ruộng đất.

Ngoài ra còn nhiều trò chơi dân gian truyền thống của dân tộc như: đánh trống chiêng, chơi cù quay, ném còn, tò lẻ, thi hát đối đáp, thổi khèn, thổi sáo… Những trò chơi này đã gắn bó với người Thái từ thủa nhỏ nên nó đã trở thành một nét đặc sắc trong văn hoá của cộng đồng dân tộc này.

 

Để lại Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.