Yên Bình: Nghị quyết 10 “cộng sinh” mạnh mẽ văn hóa- du lịch

Nghị quyết số 10/2021/NQ-HĐND, ngày 19/4/2021 của HĐND tỉnh Yên Bái quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2025 (viết tắt là Nghị quyết 10) được ban hành đã thực sự trở thành động lực đánh thức tiềm năng phát triển du lịch ở Yên Bình, với quan điểm nhận thức và mục tiêu “lấy văn hóa để phát triển du lịch, lấy du lịch để bảo tồn, phát triển văn hóa”.331781 khi nghi quyet2

Du khách trải nghiệm các môn thể thao dưới nước cùng các thành viên Câu lạc bộ Thể thao nước hồ Thác Bà tại Điểm du lịch sinh thái Ruby.

Coi trọng bảo tồn văn hóa

Nổi tiếng với hồ Thác Bà thơ mộng được ví như “vịnh Hạ Long trên núi”, du lịch huyện Yên Bình đã được du khách trong nước và quốc tế biết đến từ rất sớm. Hơn 20 năm trước, người Dao quần trắng ở thôn Ngòi Tu, xã Vũ Linh đã manh nha làm du lịch cộng đồng. Trên thực tế, kinh tế du lịch ở Yên Bình đã có bước khởi sắc.

Và như làn gió mát lành, Nghị quyết số 10/2021/NQ-HĐND, ngày 19/4/2021 của HĐND tỉnh Yên Bái quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2025 (viết tắt là Nghị quyết 10) được ban hành, đi vào thực tiễn cuộc sống đã thực sự trở thành động lực đánh thức tiềm năng phát triển du lịch ở Yên Bình, với quan điểm nhận thức và mục tiêu: “lấy văn hóa để phát triển du lịch, lấy du lịch để bảo tồn, phát triển văn hóa” và “dựa vào lợi thế tiềm năng để xây dựng sản phẩm du lịch mới, hướng tới sự phát triển bền vững, lâu dài”.

Nghị quyết 10 được triển khai thực hiện trên địa bàn huyện Yên Bình với 4/11 chính sách hỗ trợ. Trong đó, chính sách hỗ trợ kinh phí thành lập và duy trì hoạt động đội văn nghệ quần chúng phục vụ sinh hoạt văn hóa, văn nghệ tại các thôn/bản có hoạt động du lịch cộng đồng được xem như đòn bẩy khơi dậy khát vọng bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống. Đây là yếu tố quan trọng thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan, du lịch tại địa bàn, tạo việc làm, mở ra cơ hội, hướng đi mới trong phát triển kinh tế, tạo sinh kế nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.

Với quan điểm ở đâu có khách du lịch, ở đó có đội văn nghệ dân gian dân tộc, trong 3 năm thực hiện chính sách hỗ trợ này (2021 – 2023), huyện Yên Bình đã có 12 đội văn nghệ dân gian dân tộc được thụ hưởng chính sách hỗ trợ với mức 3 triệu đồng/đội/năm. Trong đó, riêng năm 2021, huyện Yên Bình được phê duyệt trên 170 triệu đồng hỗ trợ duy trì hoạt động cho 6 đội văn nghệ dân gian dân tộc Cao Lan, Tày, Dao tại các xã Phúc An, Vũ Linh, Xuân Lai, Yên Thành; hỗ trợ kinh phí 40 triệu đồng thành lập Đội văn nghệ dân gian dân tộc Tày thôn Suối Hốc, xã Ngọc Chấn; hỗ trợ triệu đồng thành lập Đội văn nghệ dân gian dân tộc Cao Lan thôn Khuân La, xã Tân Hương; hỗ trợ kinh phí duy trì, phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống phục vụ du lịch của Tổ hợp tác Đan rọ tôm thôn Đồng Tâm, xã Phúc An; hỗ trợ Tổ tự quản thu gom rác thải thôn Suối Hốc, xã Ngọc Chấn 60 triệu đồng đầu tư mua sắm thiết bị thu gom rác thải. Năm 2022 và 2023, huyện tiếp tục được phê duyệt 301 triệu đồng hỗ trợ kinh phí thành lập và duy trì các đội văn nghệ dân gian dân tộc thiểu số, mở các lớp truyền dạy nghệ thuật trình diễn dân gian dân tộc Tày, dân tộc Cao Lan tại các xã.

Bên cạnh thực hiện các chính sách của Nghị quyết 10, từ năm 2021 đến hết tháng 12/2023, huyện Yên Bình đã triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ hoạt động cho đội văn nghệ truyền thống tại các thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thuộc Dự án 6 – Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030. Theo đó, đã hỗ trợ hoạt động cho 10 câu lạc bộ văn hóa văn nghệ truyền thống các dân tộc thiểu số trên địa bàn với tổng kinh phí 400 triệu đồng (40 triệu đồng/câu lạc bộ)…

Ông Vũ Tuấn Mạnh – Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin huyện Yên Bình khẳng định: Từ năm 2021 đến hết tháng 12/2023, huyện đã thực hiện hỗ trợ kinh phí theo Nghị quyết 10  với tổng kinh phí 479 triệu đồng. Tuy số đối tượng được thụ hưởng chính sách theo Nghị quyết 10 còn ít và còn tới 7/11 chính sách chưa thực hiện được do tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân hoạt động du lịch trên địa bàn chưa đáp ứng được các điều kiện của các chính sách hỗ trợ, song các chính sách hỗ trợ từ Nghị quyết đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển du lịch địa phương dựa trên cơ sở bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số.

Nhiều di tích lịch sử văn hóa được khôi phục, tôn tạo; lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số được phục dựng. Nhiều ngành dịch vụ về du lịch công, nông – lâm, ngư nghiệp phát triển, tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất định về môi trường, đáp ứng cho việc phát triển đa dạng hóa các loại hình du lịch ở địa phương.dt 13112024753 khi nghi quyet1

Trung bình mỗi năm Vu Linh Palm House Homestay đón khoảng 1.000 lượt khách du lịch, trong đó 70% là du khách nước ngoài. 

Liên kết để phát triển bền vững

Các chính sách kích cầu phát triển du lịch của tỉnh từ Nghị quyết 10 đã góp phần đưa du lịch Yên Bình khởi sắc. Qua thực hiện các chính sách, đã có nhiều mô hình phát hiệu quả. Vu Linh Palm House Homestay của ông chủ Phạm Văn Đại ở thôn Ngòi Tu, xã Vũ Linh là một trong những cơ sở được thụ hưởng chính sách từ Nghị quyết 10 (hỗ trợ mua sắm trang thiết bị cho các hộ kinh doanh dịch vụ nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê với mức 20 triệu đồng) đang hoạt động rất hiệu quả.

Ông Phạm Văn Đại chia sẻ: “Bắt tay vào làm du lịch đúng khi có chính sách hỗ trợ của tỉnh, điều này khiến chúng tôi rất vui và thực sự có thêm động lực. Hiện nay, Vu Linh Palm House Homestay có 6 phòng riêng khép kín (bungalow), nhà sàn có 3 phòng khép kín và 1 nhà sàn cộng đồng với sức chứa khoảng 20 người phục vụ khách nghỉ dưỡng, tham quan với các dịch vụ về văn hóa, ẩm thực, trải nghiệm trên hồ…; liên kết các tour tuyến, các cơ sở homestay trong thôn, xã để đa dạng các dịch vụ. Hiện tại, cơ sở có 2 đội văn nghệ dân gian hoạt động phục vụ nhu cầu trải nghiệm văn hóa của du khách. Trung bình mỗi năm Vu Linh Palm House Homestay đón khoảng 1.000 khách du lịch, chủ yếu là khách lưu trú nghỉ dưỡng, trong đó khách nước ngoài chiếm tới 70%…”.

Khu du lịch sinh thái Ruby thuộc Công ty cổ phần Thương mại và Du lịch hồ Thác Bà, huyện Yên Bình là điểm du lịch đầu tiên của tỉnh Yên Bái được công nhận hàng năm đón khoảng 10.000 lượt khách du lịch. Hoạt động liên kết được đánh giá là rất hiệu quả. Ông Trần Văn Hùng – Giám đốc Công ty cho biết: “Công ty đặc biệt quan tâm đổi mới phương thức xúc tiến du lịch dựa vào sức mạnh công nghệ, tăng cường mối liên kết với các tỉnh, thành trong cả nước và các cơ quan truyền thông để tuyên truyền, quảng bá du lịch của huyện. Cần thiết phải liên kết, kết nối được các doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh trong lĩnh vực du lịch của huyện hợp tác trong quá trình sản xuất, kinh doanh, quảng bá, xúc tiến, tạo ra các sản phẩm du lịch và các tour, tuyến mới hấp dẫn…”.

Phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng tại Khu du lịch hồ Thác Bà, huyện Yên Bình đang tập trung xây dựng và phát triển đa dạng phong phú các sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương đạt các tiêu chuẩn OCOP; trong đó, đã có 1 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao và 3 sản phẩm tiêu chuẩn OCOP 3 sao. Huyện đã xây dựng được các điểm, tuyến du lịch chủ yếu như: Cảng Hương Lý – Thủy điện Thác Bà – Đền Thác Bà – Ngòi Tu; Bến Ru By – Động Thủy Tiên – Động Xuân Long; Khu vườn Bưởi xã Đại Minh – Hồ Thác Bà (Hợp tác xã Thủy sản Hoàng Kim, Hợp tác xã Nuôi trồng thủy sản hồ Thác Bà) – Làng nghề Đồng Tâm, xã Phúc An… Mở rộng liên kết tuyến du lịch trong tỉnh và các tour liên kết ngoại vùng như: Hà Nội – Yên Bình (hồ Thác Bà) – Yên Bái –  Nghĩa Lộ – Mù Cang Chải; Hà Nội – Yên Bái – Đền Nhược Sơn (Văn Yên) – Khai Trung (Lục Yên) – Hồ Thác Bà…

Phát triển du lịch phải dựa trên sự khai thác các yếu tố tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn, văn hóa của từng địa phương… Quan điểm đó của tỉnh đã được hiện thực hóa từ Nghị quyết 10 và mới nhất là Nghị quyết số 81/2024/NQ-HĐND, ngày 30/9/2024 của HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2024 – 2030 sẽ tạo sự cộng sinh văn hóa- du lịch và là trợ lực thúc đẩy phát triển du lịch của tỉnh Yên Bái nói chung và của huyện Yên Bình nói riêng, .

Năm 2020, lượng khách du lịch đến với huyện hơn 180.000 người; hết năm 2023 tăng thêm hơn 167.000 lượt với tổng số 347.000 lượt khách. Năm 2023, toàn huyện có 37 cơ sở lưu trú, tăng 8 cơ sở so với năm 2020. Hệ thống các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng (homestay) phát triển với 31 cơ sở kinh doanh, tăng 31 cơ sở và đã có 4 cơ sở kinh doanh đạt chuẩn OCOP du lịch. Nguồn thu từ du lịch hết năm 2023 tăng hơn gấp 2 lần năm 2020 đạt trên 240 tỷ đồng, tăng trên 137 tỷ đồng. Tính riêng 10 tháng năm 2024, lượng khách du lịch đến Yên Bình đạt gần 300.000 lượt, doanh thu đạt trên 260 tỷ đồng.

Minh Thúy

(Bài dự thi Cuộc thi viết Vì một Yên Bái phát triển “Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”)

 

Đánh giá bài viết

Viết một bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Liên kết kênh thông tin các tỉnh

Show Buttons
Hide Buttons