Yên Bái- Sơn La: Liên kết, hợp tác phát triển du lịch bền vững

Để làm phong phú thêm các sản phẩm du lịch nhằm thu hút du khách đến thăm quan, trải nghiệm, thời gian qua, 5 huyện gồm Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn của tỉnh Yên Bái và Mường La, Bắc Yên của tỉnh Sơn La đã tổ chức liên kết, hợp tác trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, du lịch gắn với bảo tồn văn hóa dân tộc.

 

 

ls

Mùa hoa sơn tra trên bản Lùng Cúng, xã Nậm Có trở thành điểm du lịch hấp dẫn du khách.
Theo ông Vũ Đức Thuận – Bí thư Huyện ủy Mường La, chương trình liên kết, hợp tác của 5 huyện là cơ hội và môi trường thuận lợi để quảng bá vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa, tiềm năng du lịch của 5 huyện trong vùng Tây Bắc. Theo đó, các huyện đã phối hợp tổ chức thành công Ngày hội hoa sơn tra lần đầu tiên năm 2023.
Đây không chỉ là sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch đặc sắc mà còn là cơ hội để các huyện tăng cường mở rộng kết nối giao lưu với các huyện, thị trong và ngoài tỉnh, cộng đồng doanh nghiệp trong việc liên kết, khai thác du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội; tôn vinh, bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống đặc sắc của cộng đồng các dân tộc của 5 huyện trong vùng liên kết, đặc biệt là tạo động lực thực hiện thắng lợi mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn giúp các địa phương chuyển dịch cơ cấu kinh tế tăng trưởng nhanh.
Sự kiện Ngày hội hoa sơn tra cũng đã thể hiện tinh thần chung của 5 huyện là tôn vinh nét đẹp của hoa sơn tra, cảnh sắc hoa sơn tra – một loại cây bản địa, thân gỗ, có tán xoè, hoa, quả đẹp, bắt mắt, phân bố tự nhiên trong hệ sinh thái rừng Tây Bắc và chủ yếu ở trong 5 địa phương thuộc vùng liên kết.
Là loài cây có sức sống mãnh liệt, sơn tra còn là vị thuốc nam, chế biến thành trà, rượu, món ăn chua được nhiều người ưa thích, nên từ một loại cây mọc tự nhiên ở các triền núi, hiện nay sơn tra đã trở thành cây trồng chủ lực trong trồng rừng và là cây phát triển kinh tế xóa đói, giảm nghèo của đồng bào các dân tộc các huyện Mường La, Bắc Yên (Sơn La) và Mù Cang Chải, Trạm Tấu (Yên Bái) với tổng diện tích hàng chục héc-ta gồm trên 2.000 ha của huyện Mường La, hơn 4.900 ha của huyện Mù Cang Chải, còn lại là của các huyện Trạm Tấu và Bắc Yên.
Ngoài giá trị kinh tế từ quả sơn tra, mùa hoa sơn tra cũng tạo nên nét đẹp riêng thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước thăm quan, trải nghiệm.
Ông Giàng A Dê – Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Hello Mu Cang Chai phấn khởi cho biết: Tuy ở Mù Cang Chải không có điểm du lịch tâm linh để thu hút du khách vào những ngày đầu năm như ở miền xuôi nhưng nhờ làm tốt công tác kết nối tour giữa các huyện lân cận và phát huy thế mạnh của các hoạt động trải nghiệm, dịch vụ tại chỗ, nhất là phong cảnh hoa đào rừng, hoa sơn tra nên chúng tôi vẫn đón được khách đều hàng ngày, phần lớn là các đoàn khách liên kết trải nghiệm tour leo núi, ngắm cảnh, săn mây…
Đồng thời để tăng cường hợp tác, Công ty đã giúp đỡ tư vấn cho 2 hộ ở bản Nậm Nghiệp, xã Ngọc Chiến xây dựng homestay đảm bảo tiêu chuẩn về nơi ăn, nghỉ, vệ sinh môi trường để yên tâm đưa khách nghỉ dưỡng và trải nghiệm.
Cùng với đó, chương trình liên kết, hợp tác cũng đã giúp tăng cường mở rộng, kết nối giao lưu với các huyện, thị, cộng đồng doanh nghiệp để cùng liên kết quảng bá sản phẩm nông nghiệp chất lượng thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.
Điển hình là các sản phẩm đã được công nhận sản phẩm OCOP như: gạo nếp Tan Cao Phạ, mật ong Mù Cang Chải, chè Púng Luông, trà sơn tra… ngày càng được nhiều người tiêu dùng biết đến, qua đó cũng tăng cường phối hợp trong bảo vệ rừng tự nhiên, các loài sinh cảnh, động vật hoang dã phát triển du lịch sinh thái.
Với tiềm năng thế mạnh tại chỗ kết hợp thực hiện hiệu quả chương trình liên kết, hợp tác trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, hướng phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa dân tộc là cơ hội, môi trường thuận lợi để các địa phương trong vùng liên kết thực hiện thắng lợi mục tiêu đưa kinh tế du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn giúp xóa đói, giảm nghèo nhanh và bền vững.
Châu Á
Đánh giá bài viết

Viết một bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Liên kết kênh thông tin các tỉnh

Show Buttons
Hide Buttons