KẾ HOẠCH Triển khai thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” trên địa bàn tỉnh Yên Bái

Thực hiện Kế hoạch số 234 / KH- UBND về việc triển khai Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”; Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ Y tế hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ, quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” trên địa bàn tỉnh Yên Bái, cụ thể như sau:

  1. MỤC TIÊU

1.Bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân; hạn chế đến mức thấp nhất các ca mắc, ca chuyển bệnh nặng, tử vong do COVID-19.

2.Khôi phục và phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội; thực hiện mục tiêu kép, đưa đời sống sinh hoạt của Nhân dân trở lại trạng thái bình thường mới.

3.Đảm bảo sự thống nhất trong việc thực hiện các quy định, hướng dẫn của các sở, ngành trên địa bàn tỉnh trên cơ sở các quy định, hướng dẫn của Chính phủ và các Bộ, cơ quan ngang Bộ. Đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo của địa phương trong kiểm soát tình hình dịch bệnh, tạo điều kiện khôi phục sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế – xã hội. Không để tình trạng cục bộ, cát cứ trong ban hành và thực hiện các giải pháp trên mức cần thiết gây ảnh hưởng tiêu cực tới sản xuất, kinh doanh, đời sống xã hội.

  1. QUAN ĐIỂM
  2. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng; huy động sức mạnh cả hệ thống chính trị, đề cao trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, trách nhiệm người đứng đầu trong phòng, chống dịch, thực hiện mục tiêu kép; bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất trong toàn tỉnh theo chỉ đạo của Trung ương, đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo của chính quyền các cấp, nhất là cấp cơ sở.

2.Bảo đảm mục tiêu kép nhưng đặt sức khỏe, tính mạng người dân lên trên hết, trước hết; các giải pháp phòng, chống dịch phải dựa trên cơ sở khoa học, phù hợp với thực tiễn và điều kiện của địa phương; đảm bảo người dân được bảo vệ tốt nhất trước dịch bệnh, được tiếp cận dịch vụ y tế sớm nhất, nhanh nhất, ngay từ cơ sở; nhưng không gây ách tắc cho lưu thông, sản xuất.

  1. Trong phòng, chống dịch phải lấy phòng dịch là cơ bản, lâu dài; y tế là lực lượng nòng cốt cùng với các lực lượng quân đội, công an… đồng thời huy động sự tham gia của tất cả các lực lượng, các tầng lớp trong xã hội. Phát huy vai trò của người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể trong phòng, chống dịch, trong sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt an toàn.
  2. Các giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 phải được thực hiện dứt khoát, kịp thời, quyết liệt; đảm bảo hài hòa giữa các giải pháp chuyên môn y tế với các giải pháp hành chính, kinh tế – xã hội. Các giải pháp y tế phải đồng bộ giữa cách ly với xét nghiệm, điều trị, vắc xin, theo phương châm “cách ly, xét nghiệm là then chốt, vắc xin, thuốc điều trị là điều kiện tiên quyết”.

III. PHÂN LOẠI ĐÁNH GIÁ, XÁC ĐỊNH CẤP ĐỘ DỊCH[1]

  1. Phân loại cấp độ dịch

– Cấp 1: Nguy cơ thấp (bình thường mới) tương ứng với màu xanh.

– Cấp 2: Nguy cơ trung bình tương ứng với màu vàng.

– Cấp 3: Nguy cơ cao tương ứng với màu cam.

– Cấp 4: Nguy cơ rất cao tương ứng với màu đỏ.

  1. Phạm vi và thời gian đánh giá cấp độ dịch

2.1. Phạm vi:Đánh giá từ quy mô cấp xã, phường, thị trấn nhằm đảm bảo linh hoạt, hiệu quả.

Khuyến khích Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn đánh giá cấp độ dịch phạm vi quy mô nhỏ hơn (tổ dân phố, thôn, xóm, bản) để chủ động áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 linh hoạt, phù hợp, hiệu quả với tình hình thực tế.

2.2. Thời gian đánh giá:

– Từ cấp xã đến cấp huyện định kỳ tổ chức đánh giá cấp độ dịch trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố gửi kết quả đánh giá trên địa bàn về Sở Y tế để tổng hợp trước 10h00 thứ hai hàng tuần.

– Giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố kịp thời đánh giá, tổng hợp và thông báo cấp độ dịch trên quy mô toàn tỉnh định kỳ vào thứ hai hàng tuần.

  1. 3. Các tiêu chí đánh giá cấp độ dịch

3.1. Tiêu chí 1 về tỷ lệ ca mắc mới tại cộng đồng/số dân/thời gian:Số ca mắc mới tại cộng đồng/100.000 người/tuần.

Cách tính: Số ca mắc mới tại cộng đồng/100.000 người/1 tuần = [(Số ca mắc mới trong tuần + Số ca mắc mới của tuần trước)/ (2 x dân số trên địa bàn)] x100.000. Ca mắc mới tại cộng đồng không bao gồm ca nhập cảnh, ca mắc trong cơ sở cách ly y tế tập trung.

Cách phân loại mức độ:Được phân theo 04 mức độ từ thấp đến cao theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (mức 1: 0 – < 20 ca mắc mới/100.000 dân/1 tuần; mức 2: 20 -<50 ca mắc mới/100.000 dân/1 tuần; mức 3: 50 – <150 ca mắc mới/100.000 dân/1 tuần; mức 4: ≥150 ca mắc mới/100.000 dân/1 tuần).

3.2. Tiêu chí 2 về độ bao phủ vắc xin: Tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 01 liều vắc xin phòng COVID-19 (Được tính là số người được tiêm chủng trên tổng dân số cư trú trên địa bàn theo độ tuổi x 100 (%).

  1. a)Tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin phòng COVID-19 phân theo 02 mức (≥70% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin; <70% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin).
  2. b)Trong tháng 10/2021, yêu cầu tối thiểu 80% người từ 65 tuổi trở lên được tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19. Từ tháng 11 năm 2021, yêu cầu tối thiểu 80% người từ 50 tuổi trở lên được tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19.

3.3. Tiêu chí 3 về khả năng thu dung, điều trị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh các tuyến

a)Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch thiết lập cơ sở thu dung, điều trị và kế hoạch bảo đảm số giường hồi sức cấp cứu (ICU) tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh (bao gồm cả y tế tư nhân) sẵn sàng đáp ứng tình hình dịch ở cấp độ 4.

Cách tính: Số giường ICU = Tổng dân số của tỉnh x số ca mắc mới/100.000 người/tuần (theo dự báo tỷ lệ mắc mới ở cấp 4) x 2 tuần x 2%.

b)Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố ban hành kế hoạch thiết lập trạm y tế lưu động, tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng và có kế hoạch cung cấp ô xy y tế cho các trạm y tế xã, phường, thị trấn (xã) để đáp ứng khi có dịch xảy ra.

  1. Phân loại cấp độ dịch

4.1. Phân loại

 

Tiêu chí 1

Tiêu chí 2

0 – < 20 20 -<50 50 – <150 ≥150
≥70% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin Cấp 1 Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3
<70% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Cấp 4

 

4.2. Điều chỉnh cấp độ dịch

– Trường hợp không đạt được Tiêu chí 3 thì không được giảm cấp độ dịch.

– Phải tăng lên 1 cấp độ dịch nếu không đạt được yêu cầu tại điểm b khoản 3.2 mục 3 phần III Kế hoạch này (trừ khi địa bàn đang có dịch ở cấp độ 4 hoặc không có ca mắc).

* Đối với cấp xã:

Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ tình hình thực tiễn về diễn biến dịch, độ bao phủ vắc xin, điều kiện thực tế (mật độ dân cư, điều kiện kinh tế xã hội…), khả năng ứng phó chuyên môn thực tế (thuộc phạm vi, quyền hạn, trách nhiệm cấp xã) để điều chỉnh cấp độ dịch cho phù hợp. Ủy ban nhân dân cấp xã trình lên Ủy ban nhân dân cấp huyện (trước tối thiểu 24 giờ) và cấp huyện trình lên Ủy ban nhân dân tỉnh để xem xét quyết định chuyển đổi cấp độ dịch (trước tối thiểu 24 giờ). Trong trường hợp nâng cấp độ dịch thì phải thông báo trước tối thiểu 48 giờ cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp biết, để có sự chuẩn bị trước khi áp dụng.

* Đối với cấp huyện:

Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ tình hình thực tiễn về diễn biến dịch, độ bao phủ vắc xin, điều kiện thực tế (mật độ dân cư, điều kiện kinh tế xã hội…), khả năng ứng phó chuyên môn thực tế (thuộc phạm vi, quyền hạn, trách nhiệm cấp huyện) để điều chỉnh cấp độ dịch cho phù hợp. Uỷ ban nhân dân cấp huyện trình lên Ủy ban nhân dân tỉnh (trước tối thiểu 24 giờ) để xem xét quyết định chuyển đổi cấp độ dịch (trước tối thiểu 24 giờ). Trong trường hợp nâng cấp độ dịch thì phải thông báo trước tối thiểu 48 giờ cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp biết, để có sự chuẩn bị trước khi áp dụng.

* Đối với cấp tỉnh:Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định chuyển đổi cấp độ dịch. Trong trường hợp nâng cấp độ dịch thì thông báo trước tối thiểu 48 giờ cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp biết, có sự chuẩn bị trước khi áp dụng.

4.3. Đánh giá cấp độ dịch trên địa bàn tỉnh Yên Bái

Tính tới thời điểm ngày 17/10/2021, qua đánh giá trên Trang thông tin điện tử của Bộ Y tế, toàn bộ tỉnh Yên Bái ở cấp độ 1 -(màu xanh)và sẽ áp dụng như sau:

– Tiêu chí 1: Số ca mắc cộng đồng (0 – <20) do tỉnh Yên Bái chưa có ca F0 nào khởi phát và lây nhiễm trong cộng đồng.

– Tiêu chí 2: Đạt ≥70% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin do tỷ lệ tiêm chủng toàn tỉnh là 77,8%.

– Tiêu chí 3: Đạt, do:

+ Đạt số giường ICU cần thiết đáp ứng ở cấp độ 4: Với tổng dân số của tỉnh Yên Bái năm 2020 là 831.586 người, số giường ICU yêu cầu tối thiểu đáp ứng ở cấp độ 4 là 50 giường.

Ngày 19/8/2021 Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 120/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án “Thiết lập Bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19 trên địa bàn tỉnh Yên Bái” để tăng cường khả năng thu dung, điều trị và chăm sóc người mắc COVID-19, theo đó, tỉnh Yên Bái đã sẵn sàng đáp ứng 60 giường ICU.

+ Ngày 09/10/2021 Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh đã ban hành Phương án số 3563/PA-UBND về việc triển khai thiết lập trạm y tế lưu động trong tình huống cách ly người mắc COVID-19 tại nhà trên địa bàn tỉnh Yên Bái (thành lập 51 trạm y tế lưu động khi số mắc mới/100.000 dân/1 tuần từ 50 – 150 người. Trường hợp số ca mắc mới/100.000 dân/1 tuần > 150 người thành lập tối thiểu 90 trạm y tế lưu động ở các xã vùng thấp, khu vực thành phố, thị xã, thị trấn, đồng thời thành lập 88 đội vận chuyển tại 44 xã vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn để vận chuyển người bệnh đến cơ sở thu dung, điều trị người bệnh mắc COVID-19). Tổ chức tập huấn, đào tạo nhân lực và diễn tập triển khai Trạm Y tế lưu động trên địa bàn tỉnh.

  1. BIỆN PHÁP ÁP DỤNG THEO CẤP ĐỘ DỊCH
  2. Các biện pháp y tế

1.1. Chuẩn bị năng lực ứng phó với dịch COVID-19

  1. a)Tiếp tục triển khai khi có dịch xảy ra trên địa bàn theo nội dung tại Kế hoạch số 203/KH-UBND ngày 25/8/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh Yên Bái theo các cấp độ.  b) Tăng cường tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực truy vết, xét nghiệm, cách ly y tế và điều trị trên địa bàn.

c)Sẵn sàng khả năng thu dung, điều trị và chăm sóc người mắc COVID-19 tại cơ sở điều trị được chỉ định tại Quyết định số 120/QĐ-UBND ngày 19/8/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt Đề án “Thiết lập Bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19 trên địa bàn tỉnh Yên Bái”.

– Đảm bảo thu dung, chăm sóc, điều trị người mắc COVID-19 (F0), đặc biệt đáp ứng về cơ số giường ICU. Cập nhật số liệu và quản lý phần mềm về báo cáo thu dung, điều trị F0.

– Có kế hoạch bảo đảm khi có dịch xảy ra: Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên có hệ thống cung cấp ô xy hóa lỏng, khí nén; các trạm y tế xã, phường, thị trấn bảo đảm cung cấp ô xy y tế; sẵn sàng kế hoạch tổ chức các trạm y tế lưu động, tổ chăm sóc F0 tại cộng đồng, tổ chức quản lý F0 tại nhà.

– Bảo đảm tổ chức phân luồng, sàng lọc các trường hợp nghi nhiễm đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để phát hiện ca bệnh, quản lý chặt chẽ, tránh lây nhiễm chéo trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, vận chuyển người bệnh an toàn tới cơ sở điều trị COVID-19 được chỉ định.

– Rà soát, xây dựng kế hoạch củng cố hệ thống khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm đáp ứng công tác khám, chữa bệnh thường quy và điều trị COVID-19 tạicác tuyến để thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.

 

1.2. Xét nghiệm

  1. a) Đối với khu vực phong tỏa

Thực hiện xét nghiệm ngay cho 100% người dân ở khu vực phong tỏa (bằng phương pháp RT-PCR mẫu đơn/ gộp mẫu hoặc test nhanh kháng nguyên), tần suất 3 ngày/ lần để phát hiện sớm các trường hợp F0 trong cộng đồng.Tùy thuộc vào các yếu tố nguy cơ, tình hình dịch bệnh và mức độ của ổ dịch, giao Sở Y tế hướng dẫn, chỉ đạo tần suất và hình thức xét nghiệm cho phù hợp.

  1. b) Đối với địa bàn có nguy cơ rất cao (Cấp độ 4)

– Xét nghiệm tầm soát 100% (mẫu đơn) với các trường hợp có biểu hiện sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở…

– Xét nghiệm tầm soátngẫu nhiên tối thiểu 30%(mẫu gộp) do cơ quan y tế thực hiệntại các khu vực có nguy cơ cao, tập trung đông người như cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, chợ đầu mối, bến xe, siêu thị,…; đối với các nhóm nguy cơ(các trường hợp di chuyển nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người…) như lái xe,người chạy xe mô tô chở khách (xe ôm), người giao hàng (shipper)…

– Tại cơ sở sản xuất kinh doanh: Tự tổ chức xét nghiệm hàng tuần tối thiểu cho 20% người lao động có nguy cơ cao (Tổ trưởng tổ sản xuất, quản đốc phân xưởng, lãnh đạo công ty, lễ tân, người vận chuyển, giao nhận hàng…). Xét nghiệm hàng tuần cho toàn bộ người lao động cung cấp dịch vụ trực tiếp cho cơ sở sản xuất kinh doanh (cung cấp suất ăn, thực phẩm, nguyên vật liệu, dịch vụ bảo vệ, vệ sinh)[2].

– Tại cơ sở kinh doanh dịch vụ, trung tâm thương mại, siêu thị, cơ quan, công sở…: tự tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 ngẫu nhiên cho người có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao theo hướng dẫn của ngành y tế.

  1. c) Đối với địa bàn có nguy cơ cao (Cấp độ 3)

– Xét nghiệm tầm soát 100% (mẫu đơn) với các trường hợp có biểu hiện sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở…

– Xét nghiệm tầm soátngẫu nhiên tối thiểu 20%(mẫu gộp) do cơ quan y tế thực hiện tại các khu vực có nguy cơ cao, tập trung đông người như cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, chợ đầu mối, bến xe, siêu thị,…; đối với các nhóm nguy cơ (các trường hợp di chuyển nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người…) như lái xe,người chạy xe mô tô chở khách (xe ôm), người giao hàng (shipper)…

– Tại cơ sở sản xuất kinh doanh: tự tổ chức xét nghiệm 2 tuần/ lầntối thiểu cho 5 – 10%người lao động có nguy cơ cao (Tổ trưởng tổ sản xuất, quản đốc phân xưởng, lãnh đạo công ty, lễ tân, người vận chuyển, giao nhận hàng…). Xét nghiệm 02 tuần/ lần cho toàn bộ người lao động cung cấp dịch vụ trực tiếp cho cơ sở sản xuất kinh doanh (cung cấp suất ăn, thực phẩm, nguyên vật liệu, dịch vụ bảo vệ, vệ sinh)2.

– Tại cơ sở kinh doanh dịch vụ, trung tâm thương mại, siêu thị, cơ quan, công sở…: tự tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 ngẫu nhiên cho người có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao theo hướng dẫn của ngành y tế.

đ) Đối với địa bàn nguy cơ trung bình (Cấp độ 2)

– Xét nghiệm tầm soát 100% (mẫu đơn) với các trường hợp có biểu hiện sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở…

– Xét nghiệm tầm soátngẫu nhiên 5 -10%(mẫu gộp) do cơ quan y tế thực hiện tại các khu vực có nguy cơ cao, tập trung đông người như cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, chợ đầu mối, bến xe, siêu thị…; đối với các nhóm nguy cơ (các trường hợp di chuyển nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người…) như lái xe,người chạy xe mô tô chở khách (xe ôm), người giao hàng (shipper)…

– Tại cơ sở sản xuất kinh doanh: tự tổ chức xét nghiệm 2 tuần/ lần tối thiểu cho 5 – 10% người lao động có nguy cơ cao (Tổ trưởng tổ sản xuất, quản đốc phân xưởng, lãnh đạo công ty, lễ tân, người vận chuyển, giao nhận hàng…). Xét nghiệm 02 tuần/ lần cho toàn bộ người lao động cung cấp dịch vụ trực tiếp cho cơ sở sản xuất kinh doanh (cung cấp suất ăn, thực phẩm, nguyên vật liệu, dịch vụ bảo vệ, vệ sinh)2.

– Tại cơ sở kinh doanh dịch vụ, trung tâm thương mại, siêu thị, cơ quan, công sở…: tự tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 ngẫu nhiên cho người có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao theo hướng dẫn của ngành y tế.

  1. e) Đối với địabàn nguy cơ thấp (Cấp độ 1)

– Xét nghiệm tầm soát 100% (mẫu đơn) với các trường hợp có biểu hiện sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở…

– Xét nghiệm tầm soát ngẫu nhiên định kỳtheo quy định hiện hành(mẫu gộp) do cơ quan y tế thực hiện tại các khu vực có nguy cơ cao, tập trung đông người như cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, chợ đầu mối, bến xe, siêu thị…; đối với các nhóm nguy cơ (các trường hợp di chuyển nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người…) như lái xe,người chạy xe mô tô chở khách (xe ôm), người giao hàng (shipper)…

– Tại cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở kinh doanh dịch vụ, trung tâm thương mại, siêu thị, cơ quan, công sở…: Tự tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 ngẫu nhiên cho người có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao theo hướng dẫn của Sở Y tế.

* Lưu ý:

Không chỉ định xét nghiệm đối với việc đi lại của người dân: chỉ yêu cầu xét nghiệm đối với người đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 3,4 hoặc vùng phong tỏa và các trường hợp nghi ngờ, có chỉ định điều tra dịch tễ.

– Đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin và người đã khỏi bệnh: chỉ xét nghiệm khi có yêu cầu điều tra dịch tễ; với trường hợp cách ly y tế hoặc theo dõi y tế và trường hợp đến từ địa bàn có dịch cấp độ 3,4; vùng phong tỏa hoặc khi có yêu cầu theo quy định phòng, chống dịch của tỉnh.

– Việc thực hiện xét nghiệm có thể bằng test nhanh kháng nguyên hoặc RT-PCR để kịp thời phát hiện và đưa các trường hợp nhiễm COVID-19 (F0) ra khỏi cộng đồng nhanh nhất.Tùy theo diễn biến và quy mô, cấp độ dịch sẽ quyết định tần suất thực hiện xét nghiệm tầm soát cho phù hợp. Đối với xét nghiệm tầm soát, sàng lọc, định kỳ thực hiện xét nghiệm theo phương pháp gộp mẫu.

– Các cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở kinh doanh dịch vụ, trung tâm thương mại, siêu thị, cơ quan, công sở:tự tổ chức xét nghiệm bằng 2 hình thức (1) Có thể liên hệ với cơ sở y tế đủ điều kiện để thực hiện xét nghiệm (2) tự xét nghiệm bằng test nhanh kháng nguyên theo hướng dẫn của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật/Trung tâm y tế cấp huyện và tự chịu trách nhiệm về chất lượng test kháng nguyên, quy trình và kết quả xét nghiệm.

1.3. Cách ly y tế

  1. a)Đối với người đến địa bàn tỉnh Yên Bái từ các tỉnh, thành phố khác, người tiếp xúc gần (F1): Tổ chức cách ly y tế, theo dõi sức khỏe phù hợp theo hướng dẫn của Bộ Y tế, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh và căn cứ điều kiện thực tế của tỉnh.Giao Sở Y tế chủ trì hướng dẫn các biện pháp cách ly và tham mưu các biện pháp bổ sung điều chỉnh phù hợp trong từng giai đoạn cụ thể.Giao Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tăng cường chỉ đạo phát huy vai trò của hệ thống chính trị cơ sở, đặc biệt tổ tự quản phòng chống dịch COVID-19 trong giám sát, theo dõi y tế.
  2. b)Đối với người cao tuổi, người có bệnh nền, phụ nữ mang thai, người dưới 18 tuổi (trẻ em) nếu thuộc diện phải cách ly y tế: Thực hiện cách ly tại nhà và có người chăm sóc cách ly cùng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

1.4. Tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19

– Đẩy nhanh tốc độ tiêm vắc xin phòng COVID-19 đảm bảo an toàn, hiệu quả; ưu tiên tiêm chủng cho người từ 50 tuổi trở lên, người có bệnh nền, phụ nữ có thai, người lao động làm việc tại các khu, cụm công nghiệp.

– Lập kế hoạch tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi theo lộ trình từ lứa tuổi cao đến thấp (tiêm trước cho lứa tuổi từ 16 đến 17 tuổi và hạ dần theo độ tuổi) theo tiến độ cung ứng vắc xin của Bộ Y tế.

– Yêu cầu các cơ sở tiêm chủng sử dụng ứng dụng nền tảng Sổ sức khỏe điện tử để quản lý và theo dõi tiến độ tiêm chủng.

1.5. Điều trị người nhiễm

– Thiết lập cơ sở thu dung, điều trị người nghi ngờ, người mắc COVID-19 và kế hoạch bảo đảm số giường hồi sức cấp cứu (ICU) tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện, tuyến tỉnh (bao gồm cả y tế tư nhân) sẵn sàng đáp ứng tình hình dịch ở cấp độ 4, đồng thời bảo đảm trang bị đủ cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, nhân lực tương ứng với số giường ICU tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Kế hoạch số 203/KH-UBND ngày 25/8/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh Yên Bái theo các cấp độ.

– Sẵn sàng thiết lập trạm y tế lưu động, tổ chăm sóc người mắc COVID-19 tại cộng đồng theo Phương án số 3563/PA-UBND về việc triển khai thiết lập trạm y tế lưu động trong tình huống cách ly người mắc COVID-19 tại nhà trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Có kế hoạch cung cấp oxy y tế cho các trạm y tế xã, phường, thị trấn để đáp ứng khi có dịch xảy ra.

– Điều trị người nhiễm COVID-19 tại cơ sở khám chữa bệnh và quản lý, theo dõi, điều trị F0 tại nhà thực hiện đúng theo các quy định hiện hành của Bộ Y tế về hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19. Giao Sở Y tế chủ trì hướng dẫn triển khai thực hiện.

  1. Các biện pháp đối với tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp, cở sở sản xuất kinh doanh và đối với cá nhân, hộ gia đình theo cấp độ dịch

(Chi tiết tại Phụ lục kèm theo)

  1. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
  2. Sở Y tế

– Căn cứ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, tham mưu kịp thời cho Ủy ban nhân dân tỉnh công bố, điều chỉnh cấp độ dịch. Phối hợp với các sở, ban ngành liên quan trong việc tham mưu các biện pháp hành chính áp dụng tương ứng.

– Chủ động ban hành hướng dẫn cụ thể công tác y tế đối với việc xét nghiệm, cách ly y tế, điều trị, tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19… phù hợp với cấp độ dịch trên địa bàn tỉnh, bảo đảm kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. Điều chỉnh khi có hướng dẫn thay đổi của Bộ Y tế.

– Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch tại cơ sở y tế, tại cơ quan, công sở, đơn vị và tại cơ sở sản xuất kinh doanh, cụm, khu công nghiệp phù hợp từng cấp độ dịch đảm bảo “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”. Phối hợp với các sở, ban ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn đảm bảo các quy định phòng, chống dịch tại cơ sở kinh doanhdịch vụ, cơ sở giáo dục, cơ sở lưu trú, theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

– Cập nhật và công khai kịp thời trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh cấp độ dịch từ cấp xã và vùng phong tỏa (nếu có) trên địa bàn tỉnh làm căn cứ để các huyện, thị xã, thành phố áp dụng các biện pháp quản lý người đến từ vùng dịch và từ các địa phương khác

– Tiếp tục thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực hệ thống y tế, nhất là y tế dự phòng, y tế cơ sở; triển khai an toàn, khoa học, hiệu quả chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn tỉnh; tham mưu xây dựng lộ trình tiêm vắc xin cho trẻ em và tiêm tăng cường theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

– Chủ trì, thực hiện phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2 trên địa bàn tỉnh Yên Bái theo Kế hoạch số 203/KH-UBND ngày 25/8/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh Yên Bái theo các cấp độ.

  1. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh

– Chủ trì, phối hợp các sở, ngành tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh rà soát, kích hoạt và vận hành các cơ sở cách ly y tế tập trung, chuẩn bị các điều kiện cần thiết về hậu cần cho các cơ sở cách ly y tế tập trung sẵn sàng tiếp nhận công dân cách ly.

– Tiếp tục bố trí lực lượng tham gia công tác phòng, chống dịch COVID-19, công tác đảm bảo an sinh xã hội.

  1. Công an tỉnh

– Chủ trì, phối hợp các lực lượng chức năng đảm bảo công tác an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và an ninh mạng, nhất là tại cơ sở và tại các địa bàn, khu vực cách ly y tế, phong tỏa, điểm tiêm chủng, cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19; tăng cường phòng ngừa đấu tranh với các loại tội phạm, đặc biệt chống lại lực lượng chức năng tham gia phòng, chống dịch COVID-19; xử lý nghiêm các đối tượng lợi dụng chính sách phòng, chống dịch. Sẵn sàng lực lượng cơ động để tăng cường cho các địa phương trong trường hợp dịch bệnh vượt quá khả năng kiểm soát.

– Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Y tế và các sở, ngành liên quan trong kết nối cơ sở dữ liệu dân cư với dữ liệu về tiêm chủng, xét nghiệm, quản lý người nhiễm COVID-19 khỏi bệnh để triển khai thống nhất việc ứng dụng mã QR trên thẻ căn cước công dân (hoặc hình thức phù hợp đối với những người chưa có thẻ căn cước công dân mới) phục vụ việc quản lý đi lại của người dân và công tác phòng, chống dịch COVID-19.

– Phối hợp với các lực lượng chức năng nắm chắc tình hình dịch bệnh theo từng cấp độ, kịp thời tham mưu những giải pháp phù hợp trong công tác phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo an sinh xã hội.

  1. Sở Giao thông vận tải

– Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan, căn cứ tình hình thực tế và hướng dẫn tạm thời của Bộ Giao thông vận tải, các cơ quan trung ương liên quanđể ban hành hướng dẫn chi tiết tổ chức hoạt động vận tải, vận chuyển đường bộ, đường sắt, đường thủy, hoạt động vận tải hành khách liên tỉnh, lưu thông hàng hóa trên địa bàn tỉnh, hoạt động thi công các dự án, công trình giao thông phù hợp từng cấp độ dịch đảm bảo “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.Điều chỉnh khi có hướng dẫn thay đổi của Bộ Giao thông vận tải.

– Xây dựng kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 đối với việc thi công các dự án, công trình giao thông.

  1. Sở Thông tin và Truyền thông

–    Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 (quản lý thông tin tiêm chủng, kết quả xét nghiệm, điều trị COVID-19, quản lý thông tin người ra/vào, khai báo y tế bằng mã QR…); tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, dữ liệu cá nhân công dân.

–    Phối hợp với Công an tỉnh tổ chức triển khai ứng dụng Cơ sở dữ liệu dân cư trong quản lý xã hội, phòng, chống dịch COVID-19 và phục vụ phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh.

–    Chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi đôn đốc các cơ quan báo chí của tỉnh phối hợp với cơ quan báo chí Trung ương trên địa bàn và hệ thống thông tin cơ sở chủ động, kịp thời cung cấp thông tin, tuyên truyền về công tác phòng, chống dịch COVID-19 nhằm tạo đồng thuận, niềm tin xã hội, thúc đẩy tính tự giác, tích cực của người dân trong phòng, chống dịch đồng thời đấu tranh phản bác các thông tin xấu độc, giả mạo, kích động, sai sự thật về công tác phòng, chống dịch; tăng cường tuyên truyền các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 theo 4 cấp độ phòng, chống dịch bệnh.

  1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan, căn cứ tình hình thực tế và hướng dẫn tạm thời của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các cơ quan trung ương liên quan để ban hành hướng dẫn chi tiết tổ chức các hoạt động tập trung đông người trong nhà và ngoài trời liên quan đến biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, lễ hội, du lịch phù hợp với Hướng dẫn số 10/HD-UBND ngày 17/8/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái; hướng dẫn hệ thống cơ sở lưu trú, điểm tham quan trên địa bàn tỉnh; việc tổ chức đám cưới, đám hỏi, đám tangphù hợp từng cấp độ dịch đảm bảo “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”. Điều chỉnh khi có hướng dẫn thay đổi của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

  1. Sở Công Thương

– Chủ trì công tác bảo đảm hàng hóa, nguyên vật liệu, năng lượng để đáp ứng yêu cầu phục hồi sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế – xã hội.

– Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan, căn cứ tình hình thực tế và hướng dẫn tạm thời của Bộ Công Thương, các cơ quan trung ương liên quan để ban hành hướng dẫn chi tiết tổ chức các hoạt động tại cơ sở kinh doanh dịch vụ (siêu thị, chợ…) phù hợp từng cấp độ dịch đảm bảo “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” ngay sau khi có hướng dẫn của Bộ Công Thương.

– Đề xuất tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án công nghiệp quan trọng, các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh; hỗ trợ tối đa các nhà máy duy trì và khôi phục sản xuất để giữ đơn hàng, chuỗi cung ứng.

–    Phối hợp với Sở Y tế, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Ban quản lý các khu công nghiệp, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong việc chỉ đạo, hướng dẫn đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, khu, cụm công nghiệp; các cơ sở kinh doanh dịch vụ (siêu thị, chợ, cửa hàng tiện ích…) trên địa bàn.

  1. Sở Giáo dục và Đào tạo

–    Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan, căn cứ tình hình thực tế và hướng dẫn tạm thời của Bộ Giáo dục và Đào tạo để xây dựngkế hoạchhoạt động giáo dục và đào tạo phù hợp từng cấp độ dịch đảm bảo “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.

–    Thực hiện các giải pháp đảm bảo thực hiện năm học an toàn, hiệu quả, phù hợp với tình hình dịch bệnh COVID-19 tại từng huyện, thị xã, thành phố.

–    Phối hợp với Sở Y tế, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho học sinh trong độ tuổi tiêm chủng.

9.Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

–    Chủ trì việc tham mưu và tổ chức triển khai thực hiện các chế độ, chính sách hỗ trợ đối tượng chịu ảnh hưởng do dịch bệnh COVID-19.

–    Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan, căn cứ tình hình thực tế và hướng dẫn tạm thời của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục nghề nghiệp phù hợp với hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 theo cấp độ dịch.

–    Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, cơ quan liên quan đề xuất các giải pháp bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ trẻ em, người lao động, người sử dụng lao động; đề xuất các giải pháp khôi phục thị trường lao động.

  1. Sở Nội vụ

–    Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan, căn cứ tình hình thực tế và hướng dẫn tạm thời của Bộ Nội vụ để ban hành hướng dẫn chi tiết tổ chức các hoạt động của các cơ sở, địa điểm, hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự phù hợp từng cấp độ dịch đảm bảo “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.Điều chỉnh khi có hướng dẫn thay đổi của Bộ Nội vụ.

–    Tham mưu phát động các phong trào thi đua trong phòng, chống dịch COVID-19, khôi phục và phát triển kinh tế – xã hội. Phối hợp các sở, ban, ngành, địa phương đề xuất khen thưởng kịp thời các tập thể, các nhân có thành tích xuất sắc trong phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi phát triển kinh tế.

  1. Sở Kế hoạch và Đầu tư

–    Chủ trì xây dựng và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng các kịch bản khôi phục và tăng trưởng kinh tế – xã hội phù hợp với điều kiện thực tiễn và diễn biến tình hình dịch theo các cấp độ.

–     Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, các cơ quan liên quan đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19; chính sách ưu đãi thu hút các nhà đầu tư thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

  1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

– Chủ động tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh hợp lý kế hoạch sản xuất nông nghiệp để tránh thiếu hụt nguồn cung trên địa bàn tỉnh.

– Triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm không đứt gẫy chuỗi sản xuất nông nghiệp bảo đảm đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ nông sản trong, ngoài tỉnh và chế biến, xuất khẩu.

– Phối hợp chặt chẽ với Sở Giao thông vận tải, Sở Công Thương, các địa phương bảo đảm điêu kiện tạo thuận lợi, thông suốt cho vận chuyên, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh.

  1. Sở Xây dựng

– Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan, căn cứ tình hình thực tế và hướng dẫn tạm thời của Bộ Xây dựng để ban hành hướng dẫn chi tiếttổ chức triển khai các hoạt động thi công dự án, công trình xây dựng phù hợp từng cấp độ dịch đảm bảo “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, ngay sau khi có hướng dẫn của Bộ Xây dựng.Điều chỉnh khi có hướng dẫn thay đổi của Bộ Xây dựng.

– Cập nhật yêu cầu đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 và dịch lây nhiễm trong các quy hoạch xây dựng, đặc biệt là quy hoạch nhà ở cho công nhân các khu, cụm công nghiệp, các dự án, công trình tập trung đông người…

  1. Sở Tài nguyên và Môi trường:Phối hợp với Sở Y tế rà soát, hướng dẫn thu gom, phân loại, xử lý, vận chuyển chất thải phát sinh trong phòng, chống dịch COVID-19theo Kế hoạch số 203/KH-UBND ngày 25/8/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh Yên Bái theo các cấp độ và các quy định khác có liên quan.
  2. Sở Tài chính:Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tham mưu bố trí kinh phí ngân sách nhà nước nhanh chóng, kịp thời và đúng quy định hiện hành trên cơ sở đề xuất của các sở ngành, đơn vị, địa phương phục vụ công tác phòng, chống dịch theo các cấp độ dịch.
  3. Báo Yên Bái, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh

–    Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về nhằm tạo sự hưởng ứng, thúc đẩy tính tự giác, tích cực của người dân trong việc thực hiện biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh.

–    Phán ảnh, phân tích các kết quả phòng, chống dịch, phục hồi kinh tế xã hội; các ứng dụng, giải pháp mới trong phòng, chống dịch trên địa bàn. Kịp thời cổ vũ, biểu dương, tuyên truyền các tấm gương tập thể, cá nhân điển hình, các mô hình phòng, chống dịch, thực hiện mục tiêu kép có hiệu quả.

17.Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

– Chỉ đạo việc đánh giá và xác định cấp độ trên địa bàn từ quy mô cấp xã (hoặc ở phạm vi nhỏ hơn) xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 với lộ trình cụ thể, khả thi, bảo đảm kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.

– Chịu trách nhiệm triển khai toàn diện và hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp với diễn biến dịch bệnh theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh và các sở, ngành: Đối với việc xét nghiệm, cách ly, theo dõi y tế người đến từ vùng dịch, từ các địa phương khác, người nhập cảnh; người hoàn thành cách ly tập trung; triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19; thành lập trạm y tế lưu động điều trị bệnh nhân COVID-19; tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch; hoạt động vận tải, lưu thông, vận chuyển hàng hóa, hoạt động sản xuất, kinh doanh; giáo dục đào tạo; phục hồi và phát triển kinh tế; đảm bảo an sinh xã hội, an ninh trật tự… với tinh thần chủ động, sáng tạo, bám sát thực tiễn trên cơ sở phương châm “bốn tại chỗ”.

– Căn cứ tình hình thực tiễn về diễn biến dịch, độ bao phủ vắc xin, điều kiện thực tế (mật độ dân cư, điều kiện kinh tế xã hội…), khả năng ứng phó thực tế (thuộc phạm vi, quyền hạn, trách nhiệm)và hướng dẫn của các sở, ngànhcó thể điều chỉnh các tiêu chí, cấp độ dịch trình Ủy ban nhân dân tỉnh để xem xét quyết định chuyển đổi cấp độ dịch; điều chỉnh các biện pháp áp dụng đối với từng lĩnh vực cho phù hợp.

–    Chủ động phối hợp vớingành Y tế đảm bảo xử lý nhanh, kịp thời kiểm soát dịch bệnh trong mọi tình huống trên địa bàn; đảm bảo cung cấp đủ phương tiện, vật tư, thuốc, trang thiết bị, kinh phí, các điều kiện hậu cần, huy động nhân lực cho các hoạt động phòng, chống dịch.

–    Tăng cường thực hiện các biện pháp phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19, phát huy vai trò của chính quyền cơ sở và Tổ tự quản phòng, chống COVIDtại cộng đồng.

–    Tăng cường đôn đốc, kiểm tra, giám sát và chỉ đạo xét nghiệm tầm soát tại các cơ sở khám, chữa bệnh, các cơ sở kinh doanh, sản xuất, dịch vụ trên địa bàn và các khu vực có nguy cơ khác theo quy định.

–    Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền kịp thời, chính xác về diễn biến tình hình dịch bệnh, các hoạt động triển khai phòng, chống dịch và Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn bằng nhiều hình thức chú trọng công tác thông tin tuyên truyền trên hệ thống thông tin cơ sở.

  1. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

–    Lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng các cơ quan thông tin, tuyên truyền của tỉnh thông tin kịp thời việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh phù hợp với cấp độ dịch trên địa bàn để người dân được biết, chủ động phòng, chống.

–    Chỉ đạo công tác định hướng thông tin, tuyên truyền, ra thông cáo báo chí theo phân công tại các cấp độ dịch nhất là công tác tuyên truyền để ổn định tư tưởng, không gây hoang mang, lo sợ trong nhân dân.

  1. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Yên Bái

– Chỉ đạo Mặt trận Tổ quốc các cấp, các tổ chức thành viên tích cực, chủ động phối hợp với ngành Y tế và chính quyền các cấp đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức, tự giác tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; tiếp tục vận động các tổ chức, doanh nghiệp vừa phòng, chống dịch bệnh, khắc phục những hậu quả do dịch bệnh gây ra, vừa duy trì, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh,… phát huy tinh thần sáng tạo của các tầng lớp nhân dân trong phòng, chống dịch và thực hiện mục tiêu kép.

– Vận động, tiếp nhận và phân bổ các nguồn lực ủng hộ công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh.

– Phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, các sở, ban ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong công tác đảm bảo an sinh xã hội cho người dân trên địa bàn tỉnh theo các cấp độ dịch.

  1. Đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh, Tỉnh Đoàn thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh

– Phổ biến, tuyên truyền, thông tin kịp thời về tình hình dịch bệnh, các biện pháp phòng, chống dịch tới đoàn viên, thanh niên, hội viên và nhân dân trên địa bàn tỉnh.

– Huy động lực lượng tham gia hỗ trợ công tác phòng chống dịch như: Truy vết, đảm bảo an sinh xã hội… trên địa bàn theo diễn biến của tỉnh hình dịch bệnh.

Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” trên địa bàn tỉnh Yên Bái, đề nghị các sở, ban, ngành của tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện.

  Trong quá trình triển khai thực hiện nếu phát sinh các khó khăn, vướng mắchoặc khi Chính phủ có hướng dẫn thay đổi, Sở Y tế và các Sở, ngành liên quan có trách nhiệm tham mưu, điều chỉnh cho phù hợp và theo quy định mới. Trường hợp cần thiết phải áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch trên quy mô toàn tỉnh hoặc quy mô cấp huyện, từng lĩnh vực cao hơn, Sở Y tế chủ trì phối hợp với các sở, ngành, các địa phương tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh để báo cáo Bộ Y tế, Thủ tướng Chính phủ./.

 

Nơi nhận:

– Văn phòng Chính phủ;

– Bộ Y tế;

– TT. Tỉnh ủy;

– Lãnh đạo HĐND tỉnh;

– Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;

– Các sở, ban, ngành của tỉnh;

– Thành viên BCĐ Phòng, chống dịch bệnh

CODVID-19 tỉnh;

– BCĐ Phòng, chống dịch bệnh COVID-19

các huyện, thị xã, thành phố;

– UBND huyện, thị xã, thành phố;

– Chánh, các Phó CVP UBND tỉnh;

– Lưu: VT, TH, TC, NC, VX.

CHỦ TỊCH

 

 

 

 

 

 

Trần Huy Tuấn

 

 

 

Phụ lục

CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ BIỆN PHÁP ÁP DỤNG THEO CẤP ĐỘ DỊCH

(Kèm theo Kế hoạch số         /KH-UBND ngày      /10/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

  1. Đối với tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp, cở sở sản xuất kinh doanh

 

Biện pháp Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Cấp 4
1. Tổ chức hoạt động tập trung trong nhà, ngoài trời
1.1. Tổ chức hoạt động tập trung trong nhà, ngoài trời liên quan đến hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, du lịch[3]

GiaoSở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Sở Y tế hướng dẫn đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch; các điều kiện về chuyên môn như vắc xin, xét nghiệm, và quy định về số lượng người tham gia phù hợp với từng cấp độ dịch.

a) Đối với hoạt động văn hóa phục vụ nhiệm vụ chính trị, hoạt động triển lãm; tổ chức ngày kỷ niệm, ngày thành lập, ngày truyền thống, ngày hưởng ứng – Xây dựng kế hoạch tổ chức và các phương án phòng, chống dịch chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định.

– Tạo mã QR điểm kiểm dịch để thực hiện quản lý người ra, vào địa điểm quản lý và khai báo y tế.

– Theo dõi sức khỏe của người tham gia tổ chức sự kiện, hoạt động dịch vụ hàng ngày; không được bố trí làm việc đối với người có một trong các triệu chứng như: mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở… và người thuộc đối tượng F1, F2; yêu cầu người tham gia tổ chức sự kiện, hoạt động dịch vụ tự đo thân nhiệt, theo dõi sức khỏe tại nhà trước khi đến nơi làm việc, không đi làm nếu có các biểu hiện sốt, ho, đau họng, khó thở… và phải báo cho đơn vị quản lý, y tế địa phương để được tư vấn và xử trí theo quy định.

– Tại khu vực cửa vào của địa điểm tổ chức sự kiện, hoạt động dịch vụ: tổ chức đo thân nhiệt, yêu cầu người lao động, người tham dự phải khai báo y tế, sát khuẩn tay, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách theo quy định; bố trí biển báo quy định phòng, chống dịch; bố trí đầy đủ dung dịch sát khuẩn tay; bố trí khu vực vào đơn vị có kẻ vạch giãn cách theo quy định; kiểm soát và quản lý người vào; có biện pháp kiểm soát mật độ người vào đảm bảo quy định phòng, chống dịch. Yêu cầu toàn bộ người tham gia tổ chức phải thực hiện “Thông điệp 5K”.

– Có phương án bố trí phòng/khu vực cách ly tạm thời (sau đây gọi là phòng cách ly) cho người tổ chức/người tham gia có một trong các biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở… hoặc F0, hoặc F1, hoặc F2 khi đang làm việc. Khu vực cách ly phải đảm bảo các yêu cầu của Bộ Y tế.

– Bố trí đủ thùng đựng chất thải có nắp đậy; bố trí đầy đủ khu vực rửa tay, nhà vệ sinh, đảm bảo luôn có đủ nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay.

– Tuyên truyền, nhắc nhở, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 và tình hình sức khỏe của người tham gia tổ chức.

– Có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có thẩm quyền về y tế của địa phương khi có yêu cầu.

– Yêu cầu đối với người tham dự: Thực hiện “Thông điệp 5K”, chấp hành các quy định về phòng, chống dịch COVID-19 của chính quyền địa phương, cơ quan y tế và Ban tổ chức; sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin để khai báo y tế

– Giảm quy mô, cấp độ, thay đổi hình thức tổ chức theo tình hình diễn biến dịch bệnh và các quy định của tỉnh.

– Giảm 30% số lượng đại biểu, khách mời theo Kế hoạch được phê duyệt.

 

– Giảm quy mô, cấp độ, thay đổi hình thức tổ chức theo tình hình diễn biến dịch bệnh và các quy định của tỉnh.

– Giảm 50% số lượng đại biểu, khách mời dự theo Kế hoạch được phê duyệt. Hạn chế thành phần khách mời từ các tỉnh, thành phố khác.

– Tăng cường công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của ngày kỷ niệm, ngày truyền thống, ngày thành lập, ngày hưởng ứng trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử, ấn phẩm tuyên truyền…

 

– Ngừng tổ chức các hoạt động.

– Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về ngày kỷ niệm, ngày truyền thống ngày thành lập, ngày hưởng ứng thông qua phương tiện thông tin đại chúng,trang thông tin điện tử, ấnphẩm tuyêntruyền…

 

b) Đối với hoạt động lễ hội Thực hiện các quy định tại điểm a, khoản 1.1 mục 1 của phụ lục này.

 

 

 

– Giảm quy mô,điều chỉnh hình thức, thời gian tổ chức lễ hội; giảm tổ chức các hoạt động hội đảm bảo các điều kiện về phòng, chống dịch bệnh căn cứ theo tình hình diễn biến dịch bệnh và các quy định của tỉnh.

– Giảm 50% số lượng đại biểu, khách mời theo Kế hoạch được phê duyệt.

– Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu về nguồn gốc của lễ hội, di tích và các nhân vật được thờ phụng, tôn vinh; các giá trị, ý nghĩa đích thực của tín ngưỡng và nghi lễ truyền thống.

– Chỉ tổ chức phần nghi lễ, không tổ chức các hoạt động hội.

– Không mời khách tham dựphần nghi lễ.

 

Dừng tổ chức lễ hội.

 

c) Hoạt động tập luyện thể dục thể thao trong nhà – Thực hiện các quy định tại điểm a, khoản 1.1 mục 1 của phụ lục này.

– Người tham hoạt động tập luyện phải đáp ứng điều kiện đã tiêm ít nhất 01 liều vắc-xin ngừa COVID-19 thời gian đủ 14 ngày trở lên, hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng, hoặc có giấy xét nghiệm âm tính với COVID-19 theo quy định.

– Yêu cầu đối với cơ sở thể dục thể thao, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ phục vụ tập luyện thể dục thể thao trong nhà: có trách nhiệm xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 và phương án xử lý khi có trường hợp mắc COVID-19 theo quy định; tổ chức quét mã QR, thu thập thông tin người tham gia hoạt động, người đến sử dụng dịch vụ (thông qua mã QR hoặc khai báo y tế trực tiếp hoặc trực tuyến) hàng ngày; đảm bảo đầy đủ dung dịch khử khuẩn, nước rửa tay với xà phòng tại các khu vực tập luyện, thi đấu. Phòng tập phải đảm bảo thông gió tốt, khuyến khích thông gió tự nhiên; có nội quy, bảng hướng dẫn người tập thực hiện các quy định về phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

 

 

 

– Giảm quy mô phòng tập (công suất tối đa 70%); hàng ngày cơ sở cung ứng dịch vụ phải thực hiện vệ sinh, sát khuẩn trang, thiết bị.

– Người hướng dẫn tập luyện và người tham hoạt động tập luyện phải đáp ứng điều kiện đã tiêm ít nhất 01 liều vắc-xin ngừa COVID-19 thời gian đủ 14 ngày trở lên, hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng, hoặc có giấy xét nghiệm âm tính với COVID-19 theo quy định.

– Yêu cầu đối với cơ sở thể dục thể thao, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ phục vụ tập luyện thể dục thể thao trong nhà: thực hiện theo cấp độ 1

 

 

– Hạn chế số lượng người tập (công suất sử dụng phòng tập tối đa là 30%).

– Đối với các phòng tập có thiết kế khép kín, không có điều kiện thông gió, nguy cơ dễ lây lan dịch bệnh có thể yêu cầu tạm dừng hoạt động.

– Người hướng dẫn tập luyện và người tham hoạt động tập luyện thể dục thể thao đáp ứng điều kiện đã tiêm đủ 02 liều vắc xin ngừa COVID-19 hoặc người đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng; có giấy xét nghiệm âm tính với COVID-19 theo quy định của Sở Y tế.

– Yêu cầu đối với cơ sở thể dục thể thao, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ phục vụ tập luyện thể dục thể thao trong nhà: thực hiện theo cấp độ 1. Ngoài ra, cơ sở cung ứng dịch vụ có trách nhiệm thực hiện biện pháp khử khuẩn hàng tuần; thực hiện vệ sinh, sát khuẩn trang, thiết bị hàng ngày.

Ngừng hoạt động tập luyện thể dục thể thao ngoài trời tại các khu vực công cộng; của các cơ sở cung ứng tập luyện thể dục thể thao trong nhà.
d) Hoạt động tập luyện thể dục thể thao ngoài trời – Thực hiện các quy định tại điểm a, khoản 1.1 mục 1 của phụ lục này.

– Người tham gia các hoạt động tập luyện thể dục thể thao ngoài trời đảm bảo khoảng cách giãn cách tối thiểu là 2m. Người tham gia tập luyện chủ động các biện pháp vệ sinh, sát khuẩn bề mặt đối với các trang, thiết bị tập luyện.

 

 

– Hạn chế tập luyện ngoài trời theo nhóm đông người. Trong trường hợp tập luyện theo nhóm không quá 50 người mỗi nhóm; đảm bảo giãn cách, duy trì mật độ tập luyện tối thiểu là 4m2/ người; tuân thủ nguyên tắc một chiều trong tập luyện theo nhóm.

– Người hướng dẫn, người đứng ra tổ chức hoạt động tập luyện thể dục thể thao ngoài trời đáp ứng điều kiện đã tiêm ít nhất 01 liều vắc xin ngừa COVID-19 thời gian đủ 14 ngày trở lên, hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng, hoặc có giấy xét nghiệm âm tính với COVID-19 theo quy định.

– Yêu cầu đối với người tham gia các hoạt động tập luyện thể dục thể thao ngoài trời: theo cấp độ 1.

– Hạn chế tối đa hoạt động tập luyện theo nhóm đông người. Trong trường hợp tập luyện theo nhóm không quá 20 người mỗi nhóm; đảm bảo giãn cách, duy trì mật độ tập luyện tối thiểu là 6m2/người; tuân thủ nguyên tắc một chiều trong tập luyện theo nhóm.

– Người hướng dẫn, người đứng ra tổ chức hoạt động tập luyện thể dục thể thao ngoài trời đáp ứng điều kiện đã tiêm ít nhất 01 liều vắc xin ngừa COVID-19 thời gian đủ 14 ngày trở lên, hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng, hoặc có giấy xét nghiệm âm tính với COVID-19 theo quy định.

– Yêu cầu đối với người tham gia các hoạt động tập luyện thể dục thể thao ngoài trời: theo cấp độ 1.

Ngừng hoạt động tập luyện thể dục thể thao ngoài trời tại các khu vực công cộng.
đ) Hoạt động thi đấu thể thao – Thực hiện các quy định tại điểm a, khoản 1.1 mục 1 của phụ lục này (Cấp độ 1).

– Yêu cầu đối với Ban Tổ chức giải hoặc đơn vị tổ chức giải thể thao chịu trách nhiệm xây dựng, triển khai phương án đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 trình cấp có thẩm quyền cho phép tổ chức giải phê duyệt trong thời hạn tối thiểu là 15 ngày trước khi giải khai mạc (bao gồm việc kiểm tra, xét nghiệm, đảm bảo an toàn cho người tham gia, khán giả và phương án phối hợp với cơ quan y tế xử lý khi phát hiện ca mắc mới; thực hiện các biện pháp khử khuẩn, vệ sinh trang, thiết bị, dụng cụ).

* Đối với các giải thi đấu cấp tỉnh: Ban Tổ chức giải hoặc đơn vị tổ chức phải trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt cho phép tổ chức giải tối thiểu 15 ngày trước khi khai mạc giải.

* Đối với các giải cấp huyện, thị xã, thành phố: Ban Tổ chức giải hoặc đơn vị tổ chức phải trình Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố phê duyệt cho phép tổ chức giải tối thiểu 15 ngày trước khi khai mạc giải.

* Đối với các giải thể thao cấp xã, phường, thị trấn: Phải có văn bản báo cáo và được sự cho phép của Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn, đồng thời có văn bản thông báo đến Phòng Văn hóa và Thông tin địa phương theo đúng quy định tại Thông tư 09/2012/TT-BVHTTDL ngày 19/11/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về tổ chức thi đấu các giải thể thao quần chúng.

* Đối với các giải cấp tỉnh theo ngành dọc của từng ngành: Phải có văn bản báo cáo và được sự cho phép của Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng thời có văn bản thông báo đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo đúng quy định tại Thông tư 09/2012/TT-BVHTTDL ngày 19/11/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về tổ chức thi đấu các giải thể thao quần chúng.

Lưu ý: Việc tổ chức thi đấu các giải thể thao ở từng cấp phải có chương trình, kế hoạch tổ chức giải cụ thể, có phương án phối hợp với các cơ quan liên quan và có các trang thiết bị, dụng cụ để phòng, chống dịch bệnh theo quy định.

– Yêu cầu đối với Ban Tổ chức giải hoặc đơn vị tổ chức giải thể thao: theo cấp độ 1.

Giảm quy mô, điều chỉnh hình thức tổ chức giải thi đấu thể thao đảm bảo các yêu cầu về phòng, chống dịch trên từng địa bàn.

– Hạn chế số lượng khán giả; duy trì công suất khán đài tối đa là 50%.

– Những người tham gia thi đấu, người tham gia tổ chức, phục vụ giải đấu, khán giả đến từ địa bàn có dịch cấp độ 3 phải đáp ứng các điều kiện đã tiêm ít nhất 01 liều vắc-xin ngừa COVID-19 thời gian đủ 14 ngày trở lên, hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng, hoặc có giấy xét nghiệm âm tính với COVID-19 trong thời gian tối đa là 72 giờ trước khi giải khai mạc.

 

– Yêu cầu đối với Ban Tổ chức giải hoặc đơn vị tổ chức giải thể thao: theo cấp độ 1.

– Hạn chế tổ chức các giải thể thao có quy mô lớn; chỉ tổ chức các giải thi đấu thể thao cấp tỉnh có quy mô hạn chế; các giải thể thao quần chúng có số lượng người tham gia thi đấu đông chỉ được tổ chức ngoài trời, trong không gian thoáng.

– Vận động viên, người tham gia thi đấu, người tham gia tổ chức, phục vụ giải đấu, khán giả phải đáp ứng các điều kiện đã tiêm ít nhất 01 liều vắc-xin ngừa COVID-19 thời gian đủ 14 ngày trở lên, hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng, hoặc có giấy xét nghiệm âm tính với COVID-19 trong thời gian tối đa là 72 giờ trước khi giải khai mạc.

– Đối với các giải thể thao có lượng khán giả lớn như thi đấu bóng đá, duy trì công suất khán đài tối đa là 30%.Trường hợp cần thiết có thể áp dụng hình thức thi đấu không có khán giả.

 

 

Ngừng tổ chức các giải thi đấu thể thao.
1.2. Tổ chức hoạt động tập trung trong nhà, ngoài trời (cuộc họp, tập huấn, hội nghị, hội thảo)

– Giao Sở Y tế hướng dẫn đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch; các điều kiện về chuyên môn như vắc xin, xét nghiệm, và quy định về số lượng người tham gia phù hợp với từng cấp độ dịch.

 

– Các cơ quan, công sở, đơn vị có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và phương án phòng, chống dịch COVID-19 tại cơ quan đơn vị.

– Yêu cầu đối với người tham gia: Không tham dự khi đang trong thời gian cách ly tại nhà hoặc có các biểu hiện sốt, ho, khó thở. Tuân thủ thông điệp 5K, Ngồi đúng vị trí được sắp xếp. Thực hiện cài đặt và bật ứng dụng truy vết, ứng dụng khai báo y tế nếu sử dụng thiết bị di động thông minh Thông báo kịp thời với ban tổ chức nếu có biểu hiện sốt, ho, khó thở.

– Yêu cầu đối với Ban tổ chức: Tạo mã QR điểm kiểm dịch để thực hiện quản lý người ra, vào địa điểm, Bố trí chỗ ngồi giãn cách tối thiểu 1m, đặt biển tên và thông báo trước các vị trí ngồi cho đại biểu; hạn chế việc thay đổi chỗ ngồi của đại biểu khi không cần thiết. Chuẩn bị đủ khẩu trang. Bố trí đầy đủ dung dịch sát khuẩn tay tại vị trí thuận tiện cho người sử dụng, xà phòng tại các khu vệ sinh. Vệ sinh, khử khuẩn bằng hóa chất khử khuẩn đối với bàn ghế, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, nút bấm thang máy, các đồ vật, sàn nhà, phòng họp, khu vệ sinh, mặt bàn, các nút bấm điều khiển… sau mỗi ca họp hoặc khi cần thiết. Bố trí nước uống dùng riêng cho từng người, suất ăn riêng (nếu có); đảm bảo giãn cách phù hợp khi sử dụng phòng ăn tập thể. Bố trí đủ thùng đựng rác, chất thải có nắp đậy kín, đặt ở vị trí thuận tiện và thực hiện thu gom, xử lý hàng ngày. Tăng cường thông khí phòng họp bằng cách mở cửa ra vào và cửa sổ, sử dụng quạt. Nếu sử dụng điều hòa trong phòng họp, cuối buổi họp phải mở cửa phòng họp

– Giảm quy mô (giảm 30% số lượng đại biểu theo kế hoạch), thay đổi hình thức, thời gian tổ chức theo tình hình diễn biến dịch bệnh và các quy định của tỉnh.

– Yêu cầu đối với người tham gia và đối với Ban tổ chức: Theo cấp độ 1. Tất cả người tham gia phải được tiêm ít nhất 01 liều vắc xin phòng COVID-19 thời gian đủ 14 ngày trở lên, hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng.

 

– Giảm quy mô (giảm 50% số lượng đại biểu theo kế hoạch), thay đổi hình thức, thời gian tổ chức theo tình hình diễn biến dịch bệnh và các quy định của tỉnh.

–    Yêu cầu đối với người tham gia và đối với Ban tổ chức: Theo cấp độ 2. Đối với những người đến từ tỉnh, thành phố, khu vực cấp độ 3,4 tham gia cuộc họp, tập huấn, hội nghị, hội thảo thì phải đáp ứng các điều kiện cách ly, xét nghiệm để phòng, chống dịch theo quy định của tỉnh. Đảm bảo khoảng cách giữa người với người tối thiểu 2m

 

–    Giảm quy mô (giảm 70% số lượng đại biểu theo kế hoạch), thay đổi hình thức sang trực tuyến hoặc thay đổi thời gian tổ chức theo tình hình diễn biến dịch bệnh và các quy định của tỉnh. Đối với các hội nghị, hội thảo, tập huấn chưa cần thiết xem xét tạm dừng tổ chức.

–    Yêu cầu đối với người tham gia và đối với Ban tổ chức: Theo cấp độ 3.

2. Vận tải hành khách công cộng đường bộ, đường thủy nội địa, hoạt động sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19[4]:Giao Sở Giao thông vận tải căn cứ hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan trung ương có liên quan để hướng dẫn hoạt động vận tải hành khách công cộng đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch.
2.1. Vận tải hành khách công cộng bằng đường bộ

 

– Hoạt động với tần xuất bình thường theo quy định tại Quyết định số 1812/QĐ-BGTVT ngày 16/10/2021 của Bộ Giao thông vận tải.

– Lái xe, nhân viên phục vụ trên xe đáp ứng các yêu cầu nêu tại khoản 4, Mục II Phần 2 và hành khách đáp ứng các yêu cầu nêu tại khoản 2 Mục I Phần 2 Hướng dẫn tạm thời ban hành kèm theo Quyết định số 1812/QĐ-BGTVT ngày 16/10/2021 của Bộ Giao thông vận tải.

– Tuân thủ quy định 5K của Bộ Y tế

– Đối với vận tải hành khách theo tuyến cố định nội tỉnh, taxi, xe hợp đồng, vận chuyển học sinh, sinh viên: Số phương tiện hoạt động của đơn vị vận tải không vượt quá 50% tổng số phương tiện vận tải của đơn vị và có giãn cách chỗ trên phương tiện (không áp dụng giãn cách đối với xe giường nằm);

– Đối với vận tải hành khách theo tuyến cố định liên tỉnh: Số chuyến xe khai thác không vượt quá 50% số chuyến xe theo kế hoạch đơn vị vận tải đăng ký khai thác đã được Sở Giao thông vận tải công bố (số chuyến/tháng) và có giãn cách chỗ trên phương tiện (không áp dụng giãn cách đối với xe giường nằm);

– Lái xe, nhân viên phục vụ trên xe đáp ứng các yêu cầu nêu tại khoản 4, Mục II Phần 2 và hành khách đáp ứng các yêu cầu nêu tại khoản 2 Mục I Phần 2 Hướng dẫn tạm thời về tổ chức hoạt động vận tải của 05 lĩnh vực (đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải, đường sắt, hàng không) đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 ban hành kèm theo Quyết định số 1812/QĐ-BGTVT ngày 16/10/2021 của Bộ Giao thông vận tải.

– Ngừng hoạt động vận chuyển hành khách bằng xe ô tô, gồm: vận tải hành khách theo tuyến cố định liên tỉnh, nội tỉnh, xe hợp đồng (trừ xe công nghệ dưới 9 chỗ sử dụng hợp đồng điện tử), vận chuyển học sinh, sinh viên;

– Đối với xe taxi, xe công nghệ dưới 9 chỗ (xe hợp đồng sử dụng hợp đồng điện tử) có vách ngăn với khách, thanh toán điện tử được phép hoạt động không vượt quá 20% tổng số phương tiện của đơn vị và có giãn cách chỗ trên phương tiện);

– Lái xe phải được tiên tiên đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh và đáp ứng các yêu cầu nêu tại khoản 4, Mục II Phần 2 và hành khách đáp ứng các yêu cầu nêu tại khoản 2 Mục I Phần 2 Hướng dẫn tạm thời về tổ chức hoạt động vận tải của 05 lĩnh vực (đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải, đường sắt, hàng không) đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 ban hành kèm theo Quyết định số 1812/QĐ-BGTVT ngày 16/10/2021 của Bộ Giao thông vận tải.

– Trường hợp phương tiện vận tải hành khách có hành trình bắt buộc phải đi qua địa bàn có dịch ở cấp 4 thì không được dừng, đỗ.

2.2. Vận tải hành khách công cộng đường thủy nội địa

 

– Hoạt động với tần xuất bình thường theo quy định tại Quyết định số 1812/QĐ-BGTVT ngày 16/10/2021 của Bộ Giao thông vận tải;

– Thuyền viên, người phục vụ trên phương tiện đáp ứng các yêu cầu nêu tại khoản 3, Mục IV Phần 2 và hành khách đáp ứng các yêu cầu nêu tại khoản 2 Mục I Phần 2 Hướng dẫn tạm thời ban hành kèm theo Quyết định số 1812/QĐ-BGTVT ngày 16/10/2021 của Bộ Giao thông vận tải.

– Tuân thủ quy định 5K của Bộ Y tế.

– Số lượng hành khách không vượt quá 50% số người được phép trở trên phương tiện.

– Thuyền viên, người phục vụ trên phương tiện đáp ứng các yêu cầu nêu tại khoản 3, Mục IV Phần 2 và hành khách đáp ứng các yêu cầu nêu tại khoản 2 Mục I Phần 2 Hướng dẫn tạm thời ban hành kèm theo Quyết định số 1812/QĐ-BGTVT ngày 16/10/2021 của Bộ Giao thông vận tải.

– Tuân thủ quy định 5K của Bộ Y tế.

Ngừng hoạt động
2.3. Đối với hoạt động sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ Được hoạt động bình thường nhưng phải đảm bảo theo các quy định chung về phòng, chống dịch của tỉnh

Tuân thủ quy định 5K của Bộ Y tế

Ngừng hoạt động Ngừng hoạt động
3. Hoạt động lưu thông, vận chuyển hàng hóa nội tỉnh hoặc liên tỉnh4

Giao Sở Giao thông vận tải chủ trì hướng dẫn hoạt động lưu thông vận chuyển hàng hóa đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch theo quy định.

3.1 Lưu thông, vận chuyển hàng hóa nội tỉnh hoặc liên tỉnh đường bộ

 

– Được hoạt động bình thường nhưng phải đảm bảo theo các quy định chung về phòng, chống dịch của tỉnh

– Tuân thủ quy định 5K của Bộ Y tế

– Được hoạt động nhưng phải đảm bảo theo các quy định chung về phòng, chống dịch của tỉnh.

– Đối với vận chuyển hàng bằng phương tiện xe máy: Chỉ người có đăng ký (nhân viên của doanh nghiệp bưu chính, Shipper, người vận chuyển hàng của Ban Chỉ đạo các cấp, người vận chuyển hàng thiết yếu phục vụ sinh hoạt của đời sống nhân dân) được hoạt động.

3.2. Vận chuyển hàng hóa đường thủy nội địa – Được tổ chức hoạt động bình thường ở các cấp độ dịch, thuyền viên, người phục vụ trên phương tiện đáp ứng các yêu cầu nêu tại khoản 3, Mục IV Phần 2 Hướng dẫn tạm thời ban hành kèm theo Quyết định số 1812/QĐ-BGTVT ngày 16/10/2021 của Bộ Giao thông vận tải.

– Tuân thủ quy định 5K của Bộ Y tế.

4. Sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
4.1. Cơ sở, đơn vị thi công các dự án, công trình xây dựng Giao Sở Xây dựng chịu trách nhiệm hướng dẫn và triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 đối với việc thi công các dự án, công trình xây dựng theo quy định.
4.2.Cơ sở, đơn vị thi công các dự án, công trình giao thông [5]

* Giao Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm hướng dẫn và triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 đối với việc thi công các dự án, công trình giao thông theo quy định.

– Được phép hoạt động.

– Chủ cơ sở tự xây dựng phương án phòng, chống dịch và cam kết chịu trách nhiệm khi để xảy ra phát sinh dịch bệnh COVID-19 tại đơn vị thi công.

– Các yêu cầu đảm bảo phòng, chống dịch đối với chủ đầu tư; nhà thầu xây dựng; đơn vị tư vấn giám sát thi công xây dựng; đối với tổ chức cá nhân cung ứng, cung cấp nhiên liệu, vật liệu, vật tư, hàng hóa phục vụ thi công, nhu yếu phẩm phục vụ đời sống sinh hoạt cho người lao động và đối với người lao động theo Quyết định số 1811/QĐ-BGTVT ngày 16/10/2021 của Bộ Giao thông vận tải.

4.3. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp thuộc khu, cụm công nghiệp[6]

Giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, Ban Quản lý các khu công nghiệp, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định

– Được phép hoạt động.

– Cơ sở sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp thuộc khu, cụm công nghiệp có trách nhiệm:

+ Thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 và các tổ An toàn COVID-19 tại cơ sở sản xuất, kinh doanh.

+ Xây dựng kế hoạch chi tiết phòng, chống dịch tại đơn vị.

+ Cácphương án phòng, chống dịch khi có trường hợp mắc COVID-19 tại nơi làm việc; phương án vận chuyển người lao động, phương án nơi ở tập trung cho người lao động; phương án tổ chức sản xuất khi có dịch tại cơ sở sản xuất kinh doanh

+ Định kỳ tổ chức tập huấn cập nhật các hướng dẫn phòng, chống dịch, tổ chức diễn tập các phương án phòng, chống dịch; cam kết tuân thủ các quy định phòng, chống dịch với chính quyền địa phương; tự đánh giá nguy cơ và cập nhật trên bản đồ an toàn COVID-19.

+ Thực hiện đảm bảo các yêu cầu phòng, chống dịch đối với tổ chức sản xuất, đối với lao động, đối với người cung cấp dịch vụ, khách đến giao dịch làm việc… theo quy định tại Kế hoạch số 131/KH-UBND ngày 31/5/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh và các văn bản hiện hành.

4.4.Cơ sở kinh doanh dịch vụ bao gồm trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích, chợ đầu mối, chợ truyền thống trừ các cơ sở quy định tại Điểm 4.5, 4.6, 4.7

Giao Sở Công Thương phối hợp Sở Y tế và các sở, ngành liên quanhướng dẫn, triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19

* Giao Sở Công Thương phối hợp Ủy ban nhân dân các huyện thị xã, thành phố căn cứ điều kiện thực tế điều chỉnh và quy định quy mô hoạt động, hạn chế số lượng người bán, mua cùng một thời điểm.

– Được phép hoạt động, tuân thủ quy định 5K.

– Yêu cầu đảm bảo biện pháp phòng, chống dịch đối với người lao động, người làm việc, người bán hàng trong thời gian làm việc tại khu dịch vụ; đối với khách hàng và cơ sở kinh doanh dịch vụ: theo quy định Quyết định số 2225/QĐ-BCĐQG ngày 28/5/2021 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 về việc ban hành “Hướng dẫn phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng” và các văn bản hiện hành.

– Đăng ký điểm kiểm soát dịch và hướng dẫn quét mã QR

– Cập nhật, đánh giá mức độ an toàn trên bản đồ chung sống an toàn với COVID-19  02 lần/ tuần

Được phép hoạt động, ngoài đảm bảo các yêu cầu cấp độ 1, 2:

– Đảm bảo khoảng cách tối thiểu người với người là 1m Không phục vụ đông người tại cùng 1 thời điểm nếu không đảm bảo khoảng cách trên.

– Bố trí biển báo quy  định phòng, chống dịch đối với khách hàng; tại các khu vực có xếp hàng phải kẻ vạch giãn cách giữa các khách hàng theo quy định; khuyến khích lắp vách ngăn tại quầy hàng, quầy thanh toán

– Yêu cầu đối với người lao động, người làm việc, người bán hàng được tiêm ít nhất 01 liều vắc xin phòng COVID-19.

 

– Hoạt động hạn chế *

– Các điều kiện phòng, chống dịch đảm bảo theo quy định cấp độ 3.

– Đối với các chợ truyền thống chỉ bán hàng thiết yếu và bảo đảm khoảng cách 2m; đảm bảo 5K. Mỗi hộ gia đình chỉ được đi chợ 03 lần/ tuần.

 

4.5.Nhà hàng/quán ăn

– Giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn các điều kiện đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định.

* Căn cứ tình hình diễn biến dịch trên địa bàn, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố điều chỉnh quy mô và hình thức hoạt động, quy định cụ thể việc hạn chế số lượng người mua, bán cụ thể cùng một thời điểm.

– Được phép hoạt động đảm bảo các quy định phòng, chống dịch COVID-19

– Yêu cầu đối với chủ cơ sở: Khuyến khích việc thực hiện đo thân nhiệt cho khách hàng, nhân viên phục vụ, người bán hàng khi vào cơ sở ăn uống.  Yêu cầu nhân viên phục vụ, người bán hàng phải đeo khẩu trang và tuân thủ 5K. Bố trí ngồi giãn cách tối thiểu 1 mét hoặc so le, hạn chế ngồi trực diện; khuyến khích lắp đặt vách ngăn tại các bàn ăn uống, quầy thanh toán… Vệ sinh, khử khuẩn đối với bàn ăn, vách ngăn sau mỗi lượt khách hàng sử dụng; đối với ghế ngồi, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, nút bấm thang máy, các đồ vật, sàn nhà, khu vệ sinh…. tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi cần thiết. Có đủ dụng cụ ăn uống bảo đảm riêng biệt cho từng khách hàng và được lau rửa vệ sinh sạch sẽ, khử khuẩn trước và sau khi sử dụng nếu sử dụng lại. Bố trí đầy đủ dung dịch sát khuẩn tay tại các vị trí thuận tiện, xà phòng tại các khu vệ sinh. Bố trí đủ thùng đựng rác, chất thải có nắp đậy kín, đặt ở vị trí thuận tiện và thực hiện thu gom, xử lý hàng ngày. Đăng ký điểm kiểm soát dịch và hướng dẫn khách hàng quét mã QR.

– Yêu cầu đối với người bán hàng, nhân viên phục vụ: Không đi làm khi đang trong giai đoạn cách ly tại nhà hoặc có các biểu hiện sốt, ho, khó thở, tuân thủ 5K., Phải đeo khẩu trang trong suốt thời gian làm việc.

– Yêu cầu đối với khách hàng:  Không đến cơ sở ăn, uống khi đang trong giai đoạn cách ly tại nhà hoặc có các biểu hiện sốt, ho, khó thở; tuân thủ 5K, giữ khoảng cách tối thiểu 1 mét khi xếp hàng tại lối vào, khi thanh toán. Thực hiện cài đặt và bật ứng dụng truy vết, ứng dụng khai báo y tế, quét mã QR.

–    Được phép hoạt động đảm bảo các quy định phòng, chống dịch COVID-19 như cấp độ 1,2

–    Khuyến khích người dân mua hàng mang về hoặc giao hàng tại nhà.

–    Đảm bảo khoảng cách tối thiểu người với người là 1m trong 1 khoảng không gian. Không phục vụ đông người tại cùng 1 thời điểm nếu không đảm bảo khoảng cách trên.

– Yêu cầu đối với người lao động, người làm việc, người bán hàng được tiêm ít nhất 01 liều vắc xin phòng COVID-19.

–    Hoạt động hạn chế *

Không phục vụ trực tiếp chuyển sang bán hàng mang về hoặc giao hàng tại nhà.

–    Yêu cầu tuân thủ 5K, đảm bảo khoảng cách tối thiểu người với người là 2m trong 1 khoảng không gian trong lúc chờ mua hàng mang về.

4.6. Cơ sở kinh doanh các dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm caonhư vũ trường, karaoke, mát xa, quán internet, trò chơi điện tử, làm tóc (bao gồm cắt tóc), làm đẹp và các dịch vụ khác

Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp Sở Y tế và các sở, ngành liên quan hướng dẫn các điều kiện cần thiết để hoạt động đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19.

– Các cơ sở kinh doanh dịch vụ được tổ chức phục vụ.

– Tuân thủ “Thông điệp 5K”; khai báo y tế theo quy định hoặc quét mã QR

– Hoạt động hạn chế.

– Giảm số người tham gia sử dụng dịch vụ tại mỗi phòng của các dịch vụ (công suất sử dụng phòng tối đa 70%); hàng ngày cơ sở cung ứng dịch vụ phải thực hiện vệ sinh, sát khuẩn trang, thiết bị trong từng phòng và cơ sở kinh doanh.

– Người phục vụ, người tham gia sử dụng dịch vụ đáp ứng điều kiện đã tiêm ít nhất 01 liều vắc xin ngừa COVID-19 thời gian đủ 14 ngày trở lên, hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng, hoặc có giấy xét nghiệm âm tính với COVID-19 theo quy định của Sở Y tế.

– Tuân thủ “Thông điệp 5K”; khai báo y tế theo quy định hoặc quét mã QR.

 

– Hạn chế số lượng tham gia sử dụng dịch vụ tại mỗi phòng (công suất sử dụng phòng tối đa là 30%).

– Đối với các phòng có thiết kế khép kín, không có điều kiện thông gió, nguy cơ dễ lây lan dịch bệnh có thể yêu cầu tạm dừng hoạt động.

– Người phục vụ, người tham gia sử dụng dịch vụ đáp ứng điều kiện đã tiêm đủ 02 liều vắc-xin ngừa COVID-19 hoặc người đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng; có giấy xét nghiệm âm tính với COVID-19 theo quy định của Sở Y tế.

– Cơ sở kinh doanh dịch vụ có trách nhiệm thực hiện biện pháp khử khuẩn hàng tuần; thực hiện vệ sinh, sát khuẩn trang, thiết bị hàng ngày.

Ngừng hoạt động các dịch vụ
4.7.Hoạt động bán hàng rong, vé số dạo…

Giao Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chủ trì hướng dẫn và quyết định mức độ hoạt động phù hợp diễn biễn dịch bệnh trên địa bàn đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19.

Hoạt động bình thường nhưng phải đảm bảo các quy định chung về phòng, chống dịch, tuân thủ 5K. Hoạt động nếu người cung cấp dịch vụ đã được tiêm ít nhất 01 liều vắc xin phòng COVID-19 và tuân thủ 5K.

 

– Hoạt động nếu người cung cấp dịch vụ đã được tiêm đủ 02 liều vắc xin phòng COVID-19 (mũi 2 đã qua 14 ngày) hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 và tuân thủ 5K.

– Tùy theo diễn biễn tình hình dịch bệnh có thể cho ngừng hoạt động

Ngừng hoạt động
5. Hoạt động giáo dục, đào tạo trực tiếp[7]
Giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp Sở Y tế và các sở, ngành liên quan hướng dẫn và triển khai thực hiện.

 

– Tổ chức dạy học trực tiếp; tiếp tục củng cố các điều kiện hạ tầng công nghệ thông tin, trang thiết bị, phương tiện để sẵn sàng chuyển sang các hình thức dạy học khác khi dịch bệnh diễn biến phức tạp.

– Triển khai thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19 trong trường học theo quy định; phối hợp chặt chẽ với gia đình theo dõi, quản lý sức khỏe của học sinh để phòng ngừa, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, nhằm xử lý, ngăn chặn kịp thời; phối hợp với cơ sở y tế địa phương xây dựng phương án phòng dịch và xử lý các tình huống phát sinh một cách kịp thời và có hiệu quả

 – Tổ chức dạy học trực tiếp; tiếp tục củng cố các điều kiện hạ tầng công nghệ thông tin, trang thiết bị, phương tiện để sẵn sàng chuyển sang các hình thức dạy học khác khi dịch bệnh diễn biến phức tạp.

– Triển khai thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19 trong trường học theo quy định; phối hợp chặt chẽ với gia đình theo dõi, quản lý sức khỏe của học sinh để phòng ngừa, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, nhằm xử lý, ngăn chặn kịp thời; phối hợp với cơ sở y tế địa phương xây dựng phương án phòng dịch và xử lý các tình huống phát sinh một cách kịp thời và có hiệu quả.

Tổ chức dạy học trực tiếp kết hợp với dạy học trực tuyến trên truyền hình (nếu có). Căn cứ vào tình hình thực tế, giao Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các đơn vị xây dựng kế hoạch dạy học cho từng khối lớp; với cấp học phổ thông, ưu tiên các lớp 1, lớp 2, lớp 6, lớp 9 và lớp 12, bảo đảm dãn cách phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và các điều kiện an toàn trong công tác phòng, chống dịch. Tổ chức hình thức dạy học trực tuyến, trên truyền hình, giao bài tự học…; với cấp mầm non , giáo viên hướng dẫn phụ huynh hỗ trợ, giúp đỡ trẻ em, học sinh học tập, vui chơi tại nhà theo các hình thức phù hợp; với cấp  phổ thông phối hợp với phụ huynh để hướng dẫn học sinh sử dụng hiệu quả, an toàn các thiết bị phục vụ học tập trực tuyến, học qua truyền hình; có phương án chuyển tài liệu học tập đến những học sinh còn thiếu thiết bị học tập trực tuyến, học qua truyền hình.
6. Hoạt động cơ quan, công sở [8]

Giao Sở Y tế chủ trì hướng dẫn các cơ quan, công sở triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19.

– Được hoạt động.

– Các cơ quan, công sở, đơn vị có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và phương án phòng, chống dịch COVID-19 tại cơ quan đơn vị. Yêu cầu đảm bảo phòng, chống dịch đối với đơn vị, người lao động và người cung cấp dịch vụ theo hướng dẫn tại Công văn số 6666/BYT-MT ngày 16/8/2021 của Bộ Y tế.

– Đáp ứng các yêu cầu phòng chống dịch theo cấp độ 1.

– Các cơ quan đơn vị tăng cường làm việc trực tuyến, bố trí người đi làm luân phiên tại công sở không quá 50% (trừ các cơ quan lực lượng vũ trang, y tế)

– Đáp ứng các yêu cầu phòng chống dịch theo cấp độ 1.

– Các cơ quan đơn vị tăng cường làm việc trực tuyến, bố trí người đi làm luân phiên tại công sở không quá 30% (trừ các cơ quan lực lượng vũ trang, y tế)

7. Các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự [9]

Giao Sở Nội vụ chịu trách nhiệm hướng dẫn và triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.

–    Được hoạt động bình thường.

–    Các tổ chức tôn giáo, chức sắc tôn giáo có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh theo các quy định chung của tỉnh.

–    Các chức sắc, tín đồ khi tham gia các hoạt động tôn giáo tại cơ sở thờ tự phải tuân thủ 5K, ứng dụng công nghệ khai báo y tế, đăng ký và hướng dẫn quét mã QR tại cơ sở tôn giáo.

 

–    Hoạt động nhưng không tập trung quá 40 người và không quá 50% công xuất của cơ sở tín ngưỡng tôn giáo.

– Người tham dự được tiêm út nhất 1 mũi vắc xin (đã qua 14 ngày)

– Hoạt động nhưng không tập trung quá 20 người và không quá 50% sức chứa của cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo;

– Người tham dự được tiêm đủ liều vắc xin (mũi 2 đã qua 14 ngày) hoặc đã khỏi bệnh COVID-19

Ngừng hoạt động
8. Hoạt động nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà nghỉ, tham quan du lịch; hoạt động tại thư viện, rạp chiếu phim, bảo tàng, triển lãm, biểu diễn văn hóa, nghệ thuật

Giao sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng hướng dẫn chi tiết và chịu trách nhiệm tổ chức triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (phù hợp theo các nội dung tại Hướng dẫn số 10/HD-UBND ngày 17/8/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái và các quy định liên quan).

8.1.Cơ sở, địa điểm nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà nghỉ, điểm tham quan du lịch

 

*Yêu cầu chung:

Hoạt động du lịch được tổ chức phục vụ 100% công suất.

*Yêu cầu cụ thể:

– Xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 và phương án xử lý khi có trường hợp mắc COVID-19 theo quy định. Bố trí lãnh đạo phụ trách, theo dõi phòng chống COVID-19. Lập sổ theo dõi y tế, đo thân nhiệt của cán bộ nhân viên trước khi vào làm việc. Nhân viên có các biểu hiện sốt, ho, đau rát họng, khó thở phải xét nghiệm SARS-CoV-2 hoặc nghỉ làm và theo dõi sức khỏe y tế tại nhà.

– Bố trí khu vực đón tiếp khách, cửa ra vào và lối đi đúng khoảng cách theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Niêm yết mã QR và bảng thông tin hướng dẫn đảm bảo an toàn, phòng chống dịch COVID-19 tại nơi đón tiếp, trên phương tiện vận tải khách du lịch, nơi sử dụng dịch vụ và trong phòng ngủ của cơ sở lưu trú du lịch.

– Bố trí bồn rửa tay bằng nước sạch, xà phòng, giấy khô lau tay hoặc cung cấp các sản phẩm vệ sinh rửa tay khô có chứa cồn tại nơi đón tiếp, khu vực dịch vụ, thang máy, các khu vực phòng, ban, nơi thay đồ của cán bộ, nhân viên theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.

– Thường xuyên thực hiện quy trình vệ sinh, khử trùng khu vực công cộng, nơi tổ chức dịch vụ đông người, phương tiện vận chuyển, cơ sở lưu trú du lịch, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ khách du lịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế.

– Đồ giặt là trong cơ sở kinh doanh du lịch và trang phục của khách được thu, chuyển tới khu vực giặt là theo hướng dẫn, khuyến cáo của cơ quan y tế.

– Lập và công bố đường dây nóng, trao đổi thông tin, hỗ trợ khách. Thông báo ngay cho cơ quan y tế địa phương nếu phát hiện người có biểu hiện nghi nhiễm COVID-19.

– Cơ sở kinh doanh du lịch phải đăng ký và tự đánh giá an toàn COVID-19 hàng ngày tại địa chỉ http://safe.tourism.com.vn để kết nối với hệ thống an toàn COVID quốc gia.

– Người lao động được hướng dẫn và phổ biến quy định về phòng, chống dịch COVID-19; tuân thủ “Thông điệp 5K” tại nơi làm việc; thực hiện xét nghiệm y tế theo quy định như sau: Xét nghiệm các trường hợp có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau rát họng, khó thở… ; xét nghiệm tầm soát ngẫu nhiên, định kỳ do cơ quan y tế thực hiện; Đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin và người đã khỏi bệnh, chỉ xét nghiệm một trong các trường hợp khi có yêu cầu điều tra dịch tễ; Việc xét nghiệm COVID-19 được thực hiện bằng RT-PCR hoặc test kháng nguyên nhanh có giá trị trong vòng 72 giờ (kể từ khi nhận kết quả).

* Yêu cầu chung:

– Chỉ tổ chức hoạt động tham quan tại khu, điểm du lịch, sự kiện tập trung trong nhà và các chương trình du lịch theo nhómdưới 25 người.

– Cơ sở lưu trú, du lịch phục vụ ăn uống trong cơ sở kinh doanh du lịch được hoạt động không quá 50% công suất tại cùng một thời điểm; phương tiện đưa đón khách không sử dụng quá 50% số ghế.

– Các cơ sở lưu trú du lịch tiếp nhận khách cách ly theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu phòng, chống dịch của cơ quan y tế địa phương.

– Các cơ sở lưu trú du lịch đang phục vụ khách có công suất trên 50% thì không đón khách mới.

* Yêu cầu cụ thể:

– Ngoài các yêu cầu cấp độ 1, 2.

– Tổ chức đo thân nhiệt đối với khách đến sử dụng dịch vụ và người đến liên hệ, làm việc, người cung ứng vật tư, hàng hóa, dịch vụ tại địa bàn được đánh giá có cấp độ dịch cấp 3; cung cấp khẩu trang cho khách khi có nhu cầu.

– Người lao động được hướng dẫn và phổ biến quy định về phòng, chống dịch COVID-19; tuân thủ “Thông điệp 5K” tại nơi làm việc; thực hiện xét nghiệm y tế theo quy định như sau: Xét nghiệm khi có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau rát họng, khó thở… ; xét nghiệm tầm soát ngẫu nhiên, định kỳ do cơ quan y tế thực hiện; xét nghiệm trường hợp có nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ, đến từ địa bàn có cấp độ dịch cấp 3; Đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin và người đã khỏi bệnh, chỉ xét nghiệm một trong các trường hợp khi có yêu cầu điều tra dịch tễ; Việc xét nghiệm COVID-19 được thực hiện bằng RT-PCR hoặc test kháng nguyên nhanh có giá trị trong vòng 72 giờ (kể từ khi nhận kết quả).

 

* Yêu cầu chung:

– Dừng hoạt động tham quan tại khu, điểm du lịch; dừng tổ chức sự kiện tập trung trong nhà trên 20 người; dừng các chương trình du lịch trong địa bàn, đi và đến địa bàn này.

– Cơ sở lưu trú du lịch, dịch vụ ăn uống trong cơ sở kinh doanh du lịch được hoạt động không quá 30% công suất tại cùng một thời điểm; phương tiện đưa đón khách không sử dụng quá 50% số ghế.

– Các cơ sở lưu trú du lịch tiếp nhận khách cách ly theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu phòng, chống dịch của cơ quan y tế địa phương.

– Các cơ sở lưu trú du lịch đang phục vụ khách có công suất trên 30 % thì không đón khách mới.

*Yêu cầu cụ thể:

– Ngoài các yêu cầu cấp độ 1, 2

– Tổ chức đo thân nhiệt đối với khách đến sử dụng dịch vụ và người đến liên hệ, làm việc, người cung ứng vật tư, hàng hóa, dịch vụ tại địa bàn được đánh giá có cấp độ dịch cấp 4; cung cấp khẩu trang cho khách khi có nhu cầu.

– Người lao động được hướng dẫn và phổ biến quy định về phòng, chống dịch COVID-19; tuân thủ “Thông điệp 5K” tại nơi làm việc; thực hiện xét nghiệm y tế theo quy định như sau: Xét nghiệm các trường hợp có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau rát họng, khó thở… ; xét nghiệm tầm soát ngẫu nhiên, định kỳ do cơ quan y tế thực hiện; xét nghiệm các trường hợp đến từ địa bàn được đánh giá có cấp độ dịch cấp 4 hoặc vùng phong tỏa; Đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin và người đã khỏi bệnh, chỉ xét nghiệm một trong các trường hợp khi có yêu cầu điều tra dịch tễ, Đến từ địa bàn được đánh giá có cấp độ dịch cấp 4 hoặc vùng phong tỏa. Việc xét nghiệm COVID-19 được thực hiện bằng RT-PCR hoặc test kháng nguyên nhanh có giá trị trong vòng 72 giờ (kể từ khi nhận kết quả).

8.2. Đối với hoạt động tại thư viện, rạp chiếu phim, cơ sở, địa điểm biểu diễn văn hóa, nghệ thuật

 

 – Thực hiện các quy định tại điểm a, khoản 1.1 mục 1 của phụ lục này.

 

– Giảm 50% số lượng khách, khán giả, độc giả phục vụ; Thực hiện các biện pháp khử khuẩn định kỳ theo Hướng dẫn của Bộ Y tế; Có bảng nội quy hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19. – Giảm 70% số lượng khách, khán giả, độc giả phục vụ;Thực hiện các biện pháp khử khuẩn định kỳ theo Hướng dẫn của Bộ Y tế; Có bảng nội quy hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19. Ngừng tổ chức các hoạt động.
8.3. Đối với hoạt động Di tích, Bảo Tàng – Thực hiện các quy định tại điểm a, khoản 1.1 mục 1 của phụ lục này.

 

– Chỉ đón tiếp, phục vụ các đoàn tham quan không quá 20 người/đoàn; đảm bảo khoảng cách, thực hiện đầy đủ các quy định về phòng, chống dịch; Thực hiện các biện pháp khử khuẩn định kỳ theo Hướng dẫn của Bộ Y tế; Có bảng nội quy hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19;Người hướng dẫn, thuyết minh tham quan đã tiêm ít nhất 01 liều vắc xin ngừa COVID-19 thời gian đủ 14 ngày trở lên hoặc người đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng, có giấy xét nghiệm âm tính với COVID-19 theo quy định của Sở Y tế. – Chỉ đón tiếp, phục vụ các đoàn tham quan không quá 10 người/đoàn, đảm bảo khoảng cách, thực hiện đầy đủ các quy định về phòng, chống dịch; Thực hiện các biện pháp khử khuẩn định kỳ theo Hướng dẫn của Bộ Y tế; Có bảng nội quy hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19;Người hướng dẫn, thuyết minh tham quan đã tiêm ít nhất 01 liều vắc xin ngừa COVID-19 thời gian đủ 14 ngày trở lên hoặc người đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng, có giấy xét nghiệm âm tính với COVID-19 theo quy định của Sở Y tế. Ngừng tổ chức các hoạt động.
9. Ứng dụng công nghệ thông tin
9.1. Cập nhật thông tin về tiêm chủng vắc xin, kết quả xét nghiệm COVID-19, kết quả điều trị COVID-19

Giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các sở ngành liên quan hướng dẫn và triển khai thực hiện cập nhật các kết quả lên phầm mềm.

– Thực hiện cập nhật thông tin tiêm chủng toàn dân lên phần mềm Tiêm chủng quốc gia.

– Thực hiện cập nhật thông tin tiêm chủng lên ứng dụng sổ sức khỏe điện tử.

– Thực hiện cập nhật lên các phần mềm kết quả xét nghiệm, điều trị COVID-19 theo yêu cầu của Bộ Y tế.

– Hướng dẫn và triển khai ứng dụng PC Covid theo hướng dẫn của Trung ương

Áp dụng như cấp độ 1 Áp dụng như cấp độ 1 Áp dụng như cấp độ 1
9.2. Quản lý thông tin người vào/ra địa điểm công cộng, sử dụng phương tiện giao thông công cộng, các địa điểm sản xuất, kinh doanh, sự kiện đông người bằng mã QR

Giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp Sở Y tế và các sở, ngành liên quan hướng dẫn triển khai ứng dụng PC COVID

Giao Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Y tế, các sở, ngành liên quan hướng dẫn và triển khai ứng dụng VNEID

– Thực hiện khai báo y tế hàng ngày qua ứng dụng khai báo y tế và ứng dụng PC Covid sau khi hoàn thiện theo hướng dẫn của Trung ương

– Hướng dẫn tạo mã QR đăng ký điểm kiểm dịch và quản lý check in mã QR qua các điểm đến

– Thực hiện khai báo y tế di chuyển nội địa khi ra/vào địa bàn qua ứng dụng VNEID

– Thực hiện việc phân loại sàng lọc các đối tượng khi qua chốt kiểm dịch trên ứng dụng VNEID để áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp.

 

Áp dụng như cấp độ 1 Áp dụng như cấp độ 1 Áp dụng như cấp độ 1

 

  1. Đối với cá nhân và các hộ gia đình
Biện pháp Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Cấp 4
1. Tuân thủ 5K Áp dụng Áp dụng Áp dụng Áp dụng
2. Ứng dụng công nghệ thông tin

Sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin theo quy định để khai báo y tế, đăng ký tiêm chủng vắc xin, khám chữa bệnh (nếu có điện thoại thông minh).

Sử dụng mã QR theo quy định và  hướng dẫn của Sở Thông tin và Truyền thông.

Áp dụng Áp dụng Áp dụng Áp dụng
3. Đi lại của người dân đến từ các địa bàn có cấp độ dịch khác nhau

* Tuân thủ điều kiện về tiêm chủng, xét nghiệm theo hướng dẫn của Sở Y tế.

Giao Sở Y tế căn cứ quy định của Chính Phủ, Bộ Y tế và điều kiện thực tế của địa phương, chủ trì tham mưu các biện pháp cách ly, xét nghiệm đối với người dân đến từ các địa bàn có cấp độ dịch khác nhau.

Không hạn chế, có điều kiện *

Với tình huống chưa có dịch cộng đồng như hiện nay thực hiện theoCông văn số 3651/BCĐ-VX ngày 15/10/2021 của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh về viêc điều chỉnh bổ sung một số biện pháp phòng, chống dịch đối với người về từ khu vực có dịch COVID-19 và các văn bản hiện hành của Ban Chỉ đạo tỉnh. (Tùy theo thời điểm sẽ được điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tiễn).

 

Không hạn chế, có điều kiện * Không hạn chế, có điều kiện * Hạn chế *
4. Cách ly F1 và điều trị tại nhà đối với người nhiễm COVID-19

 

Theo Hướng dẫn tại Công văn số 2200/SYT-NVY của Sở Y tế về việc hướng dẫn tạm thời về cách ly y tế tại nhà cho đối tượng F1 khi có yêu cầu và Công văn số 2204/SYT-NVY của Sở Y tế về việc triển khai hướng dẫn tạm thời về quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà.

*Với tình huống chưa có dịch cộng đồng như hiện nay tỉnh Yên Bái chưa áp dụng hình thức cách ly F1 và điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại nhà. Tất cả các trường hợp mắc mới hoặc tái dương tính được đưa vào cơ sở y tế để cách ly điều trị cho đến khi đủ tiêu chuẩn ra viện theo quy định Bộ Y tế.

5. Tổ chức đám cưới, đám hỏi

Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngành liên quan hướng dẫn chi tiết và quy định hạn chế số người tham gia phù hợp cấp độ dịch và điều kiện thực tế.

– Không hạn chế số người nội tỉnh, trong vùng xanh.

Nếu khách mời ngoại tỉnh thì phải đảm bảo thực hiện các quy định phòng, chống dịch theo mục 3. Đi lại của người dân đến từ các địa bàn có cấp độ dịch khác nhau(theoCông văn số 3651/BCĐ-VX ngày 15/10/2021 của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh)

– Tuân thủ “Thông điệp 5K”

– Hạn chế số người tham gia. Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch căn cứ tình hình thực tế tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh.

– Tuân thủ “Thông điệp 5K”.

– Khuyến khích tổ chức theo hình thức văn minh, tiết kiệm.

Không tổ chức tiệc cưới Không tổ chức tiệc cưới
6. Tổ chức đám tang

Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngành liên quan hướng dẫn chi tiết và triển khai thực hiện.

Thực hiện theo Hướng dẫn số 07/HD-VHTT ngày 04/10/2021 của Sở VHTTDL về việc Hướng dẫn thực hiện việc tang, hình thức mai táng trong tình hình dịch bệnh COVID-19 tương ứng với từng cấp độ dịch trên địa bàn tỉnh Yên Bái
7. Khách du lịch, khách sử dụng dịch vụ du lịch và người đến liên hệ, làm việc với cơ sở kinh doanh du lịch

Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngành liên quan hướng dẫn triển khai thực hiện.

 

– Tuân thủ “thông điệp 5K”; khai báo y tế theo quy định hoặc quét mã QR.

– Thực hiện đầy đủ các quy định của Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID 19 tỉnh và nội quy của cơ sơ kinh doanh du lịch.

– Với tình huống chưa có dịch cộng đồng như hiện nay[10]: chỉ tiếp nhận khách du lịch đến từ vùng vàng, vùng xanh: Yêu cầu khách du lịch phải có chứng nhận tiêm chủng đủ liều vắc xin của cơ sở tiêm chủng, trong đó liều cuối cùng đã được tiêm ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng tính đến thời điểm đến địa bàn tỉnh hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 (có giấy chứng nhận xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR mẫu đơn không quá 6 tháng tính đến thời điểm về địa phương và có giấy xác nhận khỏi bệnh COVID-19 hoặc giấy ra viện).

+  Đối với người đến từ vùng vàng: Yêu cầu phải có giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên chưa quá 72h kể từ thời điểm lấy mẫu (trường hợp không có giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm phải test nhanh tại các chốt kiểm dịch y tế và phải tự chi trả phí xét nghiệm; trường hợp giấy xét nghiệm hết thời hạn giá trị thì phải tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm theo quy định).

+  Đối với người đến từ vùng xanh: Không cần phải có giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2.

– Với tình huống đã có ca bệnh cộng đồng thì: giao Sở Y tế chủ trì phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tham mưu các yêu cầu phòng, chống dịch đối với khách du lịch cho phù hợp.

[1] Căn cứ Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”

[2] Căn cứ Công văn số 8228/BYT-MT ngày 30/9/2021 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn xét nghiệm SARS-CoV-2 đối với cơ sở sản xuất kinh doanh. Không thực hiện xét nghiệm đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin (liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng) hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng. Nếu có xét nghiệm chỉ khuyến khích.

[3]Căn cứ Công văn số 3862/HD-BVHTTDL ngày 18/10/2021 của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch hướng dẫn tạm thời việc thực hiện Nghị quyết dố 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành quy định tạm thời “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” trong hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch

[4]Căn cứ Quyết định số 1812/QĐ-BGTVT ngày 16/10/2021 của Bộ Giao thông vận tải về Hướng dẫn tạm thời về tổ chức hoạt động vận tải của 5 lĩnh vực (đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải, đường sắt, hàng không) đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19

[5]Căn cứ Quyết định số 1811/QĐ-BGTVT ngày 16/10/2021 của Bộ Giao thông vận tải về Hướng dẫn tạm thời về hướng dẫn tạm thời về hoạt động thi công các dự án, công trình giao thông đảm bảo thích ứng ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19

[6] Căn cứ Quyết định số 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27/5/2020 về việc ban hành “Hướng dẫn phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại nơi làm việc và ký túc xá cho người lao động”; Quyết định số 2787/QĐ-BYT ngày 05/6/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn các phương án phòng, chống dịch khi có trường hợp mắc COVID-19 tại cơ sở sản xuất kinh doanh

[7]Căn cứ Công văn số 4726/BGDĐT-GDTC ngày 15/10/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức các hoạt động dạy học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục

[8] Căn cứ Công văn số 6666/BYT-MT ngày 16/8/2021 của Bộ Y tế về hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 tại cơ quan, đơn vị.

[9] Căn cứ Công văn số 5206/BNV-TGCP ngày 15/10/2021 của Bộ Nội vụ về việc tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới

[10]Công văn số 3651/BCĐ-VX ngày 15/10/2021 của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh về viêc điều chỉnh bổ sung một số biện pháp phòng, chống dịch đối với người về từ khu vực có dịch COVID-19

Đánh giá bài viết

Viết một bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Liên kết kênh thông tin các tỉnh

Show Buttons
Hide Buttons