Trong hành trình về với miền di sản Cao nguyên Trắng Bắc Hà điểm dừng chân để tìm hiểu và khám phá, trải nghiệm đó là di tích lịch sử văn hóa dinh thự Hoàng A Tưởng.
Khu dinh thự Hoàng A Tưởng
Khu dinh thự Hoàng A Tưởng được xây dựng từ năm 1914 và hoàn thành năm 1921 bởi Thổ ty Hoàng Yến TChao, một người dân tộc Tày và chính là bố đẻ của ông Hoàng A Tưởng xây dựng. Trước khi tiết hành xây dựng ông đã cho mời thầy địa lý chọn đất, hướng nhà và mời hai kiến trúc sư người Pháp và Trung Quốc thiết kế. dinh thự được xây dựng với sự kết hợp của hai nhà kiến trúc sư đến từ hai nền văn hóa khác nhau cũng chính vì vậy mà khu dinh thự Hoàng A Tưởng mang kiến trúc Á – Âu nổi bật. Những họa tiết, hoa văn và tổng thể dinh thự là minh chứng cho nên văn hóa hóa mang dấu tích lịch sử.
Bắc Hà là vùng đất có cảnh sắc thiên nhiên hừng vĩ, núi non trùng điệp, để cảm nhận và khám phá những gì thiên nhiên ban tặng, chúng ta hay cùng tìm hiểu về một quần thể hang động nguyên sơ ở thôn Nhìu Cồ Ván, xã Tả Van Chư. Nằm ẩn mình sâu trong lòng một ngọn núi mà người dân nơi đây vẫn gọi theo tiếng H’mông là “Tô giàng” có nghĩa là “Núi Rồng”. Do hệ thống hang Động nằm gọn trong núi Rồng “Tô giàng” nên cộng đồng dân cư ở đây đặt tên cho hang Động này là Động Thiên Long. Trong hang động được chia thành 3 tầng khác nhau, mỗi tầng có một đặc thù riêng có lối vào và lối ra riêng biệt. Hiện nay Động Thiên Long vẫn còn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ, kỳ bí với tầng tầng lớp lớp thạch nhũ lớn, nhỏ được hình thành từ các khe nứt của núi đá vôi.
Không những thế mà vùng đất này còn được thiên nhiên ban tặng một cây gỗ nghiến được công nhận là Cây di sản Việt Nam có chu vi thân cây là 9,6 mét; đường kính thân cây là 3,1 mét; chiều cao cây khoảng 45 mét. Bằng phương pháp khoan tăng trưởng, các nhà khoa học xác định tuổi của cây gỗ nghiến khoảng nghìn năm tuổi. Đây là cây gỗ nghiến có đường kính lớn nhất trong quần thể 231 cây gỗ nghiến, gỗ trai tại thôn Cốc Sâm, xã Cốc Ly. Đây là loài gỗ quý hiếm, thuộc nhóm IIA, có giá trị về bảo tồn nguồn gen.
Cây gỗ nghiến xã Cốc Ly
Bên cạnh những cảnh quan thiên nhiên mang tính đặc trưng, huyện Bắc Hà còn là vùng đất giàu truyền thống lịch sử cách mạng. Dành thời gian cùng tìm hiểu về hai ngôi đền đó là đền thờ Gia Quốc công Vũ Văn Mật (1493-1571), người gốc Gia Lộc – Hải Dương. Ông là người có công lớn trong việc xây dựng căn cứ quân sự và ổn định đời sống dân cư cả một vùng biên giới.
Với sự tôn kính, tỏ lòng biết ơn đối với Người anh hùng có công với đất nước và vùng đất Bắc Hà, nhân dân
lập đền thờ ông ngay tại thị trấn Bắc Hà. Ngày lễ Đền Bắc Hà được tổ chức vào ngày 10 tháng 2 âm lịch. Ngày giỗ Đức thánh Gia Quốc công Vũ Văn Mật vào ngày 7 tháng 7 hàng năm cũng được tổ chức tại Đền thờ này.
Du khách và nhân dân tham quan, chiêm bái
Một ngồi đền nữa nằm cách trung tâm huyện Bắc Hà khoảng 20 km theo hướng Tây nam, cách tỉnh lộ 153 khoảng 2 km đó là Đền Trung Đô được xây dựng vào cuối thế kỷ 18, thờ Gia Quốc Công Vũ Văn Mật, Vũ Văn Uyên và tướng Hoàng Vần Thùng. người có công lao to lớn trong việc lãnh đạo nhân dân kiên trì bám trụ, xây thành, đắp lũy chống lại thế lực nhà Mạc ở vùng Tây Bắc của Tổ quốc. Hàng năm cứ vào dịp rằm tháng giêng nhân dân trong thôn lại tổ chức Lễ hội Xuống đồng tại khu vực sân trước đền và rằm tháng 7 âm lịch nhân dân và du khách lại nô nức kéo về dự lễ khao quân hội đền.
Phải kể đến những câu chuyện về di tích thì người ta mới hiểu và cảm nhận được nó có bề dày lịch sử như thế nào, có ý ngĩa cộng đồng ra sao. Chính từ những câu chuyện đó mới có sự kết nối giữa các thế.
Thanh Nhàn