Những giải pháp phục hồi và phát triển du lịch Lào Cai trong tình hình mới

Sau khi ngành du lịch ban hành nhiều chính sách phục hồi, mở cửa hoạt động du lịch, nhiều phân tích về xu hướng thị trường, nhu cầu du khách đã đặt ra nhiều các giải pháp phát triển du lịch trong tình hình mới. Lào Cai là một trong các địa phương đạt nhiều kết quả trong lĩnh vực này.

Tuy đã có những bước phục hồi tốt thời gian qua, du lịch Lào Cai vẫn cần đẩy mạnh nghiên cứu và phân tích thị trường, nhu cầu du khách cũng như khả năng thích ứng của các địa phương, doanh nghiệp v.v… trong việc ứng phó với các yếu tố tác động mạnh như dịch bệnh, tình hình thế giới, giá cả và chi phí tăng cao v.v…. Đồng thời xã định rõ nét xu hướng du lịch thế giới, khả năng và điều kiện thực tế của du lịch Lào Cai, cũng như nội lực của các tổ chức, cá nhân đang kinh doanh, đầu tư phát triển sản phẩm và dịch vụ du lịch. Để từ đóa nhận định rõ, xác định trúng và đưa ra những giải pháp phù hợp.

Theo Tổ chức UNWTO, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, khu vực nông thôn – miền núi – thiên nhiên có nhiều cơ hội để phục hồi ngành du lịch, khi du khách tìm kiếm những điểm đến mới, vắng người, trải nghiệm không gian thoáng rộng và hoạt động ngoài trời (điều này rất phù hợp với tiềm năng và thế mạnh của du lịch Lào Cai). Yếu tố “an toàn” sau đại dịch sẽ được du khách quốc tế đặt lên hàng đầu khi lựa chọn điểm đến, khách hàng sẽ có xu hướng lựa chọn những quốc gia đã kiểm soát tốt dịch bệnh, có lợi thế về du lịch hướng về thiên nhiên, nghỉ dưỡng, thư giãn, làm đẹp và chăm sóc sức khỏe. Theo dự báo của Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO), du lịch gắn với sức khỏe sẽ tăng trưởng mạnh mẽ thời hậu COVID-19. Theo Global Wellness Institute (GWI), loại hình du lịch này có thể chạm mức doanh thu 919 tỷ USD vào năm 2022.

Cũng theo dự báo của tổ chức UNWTO, số lượng khách du lịch quốc tế toàn cầu năm 2023 đạt khoảng 1.5-1.6 tỷ lượt, năm 2030 khoảng 1.8 tỷ lượt. Trong đó, Đông Nam Á sẽ trở thành khu vực thu hút khách du lịch quốc tế lớn thứ 4 thế giới với 187 triệu lượt. Vì vậy, việc tìm ra các xu hướng, chủ đề cũng như các giải pháp hiệu quả để có thể mở cửa du lịch trở lại, kết nối khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam với các khu vực khác là nội dung hết sức quan trọng và cấp thiết đối với các quốc gia Đông Nam Á. Tại Việt Nam, nhiều điểm đến đã thích ứng tốt, nắm bắt được xu hướng và trở thành điểm đến được du khách lựa chọn như Tây Ninh, Lào Cai, Phú Quốc v.v… Với Lào Cai, dựa trên tiềm năng, thế mạnh cũng như điều kiện thực tế và khả năng thích ứng tình hình mới trong phòng chống dịch covid 19, khả năng đón vượt 2 triệu lượt khách năm 2022 là khả thi.

nhung giai phap phuc hoi va phat trien du lich lao cai trong tinh hinh moi 10456

Theo nghiên cứu, có nhiều xu hướng du lịch sau đại dịch như: Xu hướng du lịch nội địa và gần nhà (du khách lựa chọn các chương trình, sản phẩm du lịch ngắn ngày nhưng đảm bảo tính hấp dẫn, đặc trưng của mỗi địa phương. Du khách theo xu hướng này có thể lựa chọn những chuyến đi với khoảng cách di chuyển ngắn, gần nơi họ sinh sống và trong thời gian 1 đến 2 ngày cùng người thân và gia đình); Xu hướng du Du lịch nghỉ dưỡng gần với thiên nhiên, không gian biệt lập, gắn với hoạt động chăm sóc sức khỏe (xu hướng dành cho nhóm du khách lựa chọn các điểm đến, khu nghỉ dưỡng có không gian biệt lập, gần gữi với thiên nhiên; Sử dụng các dịch vụ ăn nghỉ, spa, khu thể thao, trekking, đạp xe… ngay trong khuôn viên của các khu nghỉ dưỡng và khu vực xung quanh sẽ vẫn tạo được cảm giác trải nghiệm cho du khách, đồng thời tránh xa được các khu vực đông đúc); Xu hướng du lịch một mình hoặc theo nhóm nhỏ kết hợp các hoạt động thể thao ngoài trời (Không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới xu hướng này đang mở rộng, du khách vừa lựa chọn du lịch để vừa khám phá thế giới rộng lớn bên ngoài, vừa có những trải nghiệm độc đáo theo cách của riêng mình một cách an toàn); Xu hướng du lịch cộng đồng gắn với bản làng (Du lịch cộng đồng hiện đang dần hoàn thiện, thay đổi theo xu hướng và thị hiếu của du khách thích trải nghiệm, ưa thích tìm hiểu và trải nghiệm cuộc sống sinh hoạt của người dân tộc bản địa và khám phá phong cảnh thiên nhiên trong những khu nghỉ dưỡng cộng đồng, homestay đã đầu tư nâng cao chất lượng, hướng tới phục vụ du khách nhóm nhỏ, gia đình, có yêu cầu cao về chất lượng và mức chi tiêu khá); Xu hướng du lịch không điểm chạm (Không chạm khi đi du lịch không chỉ là hạn chế tiếp xúc giữa người với người, giữa con người với các vật dụng, bề mặt mà còn là trải nghiệm du lịch với các thiết bị và công nghệ tự động hóa. Du khách vẫn được thỏa mãn nhu cầu nghỉ dưỡng, nhà cung cấp dịch vụ tìm thấy hướng đi an toàn trong bối cảnh dịch bệnh).

Để có thể khai thác tốt các xu hướng, chủ đề du lịch trên một cách hiệu quả, tỉnh Lào Cai nên triển khai đồng bộ các giải pháp sau:

Giải pháp về xúc tiến, quảng bá du lịch: Tỉnh Lào Cai đã ban hành Nghị quyết số 11 về phát triển du lịch tỉnh Lào Cai đến 2030 và định hướng đến 2045; trong đó đã xác định phát triển nhiều sản phẩm du lịch thích ứng nhu cầu du khách và xu hướng thị trường, đồng thời hoạch định nhiều chương trình xúc tiến, quảng bá giới thiệu sản phẩm du lịch bằng nhiều công cụ, nền tảng và hoạt động xúc tiến. Lào Cai cũng cần tiếp tục có những chương trình truyền thông du lịch an toàn và hấp dẫn, có biện pháp cụ thể để định hình tâm lý du lịch Lào Cai là an toàn, đảm bảo các điều kiện phòng chống dịch tại cơ sở lưu trú, lữ hành, ăn uống, khu điểm du lịch và các dịch vụ giải trí du lịch khác, qua đó xây dựng niềm tin và thương hiệu du lịch an toàn, điểm đến an toàn cho Lào Cai;… Đồng thời, cần có đánh giá tác động và có biện pháp hỗ trợ, thúc đẩy riêng của địa phương đến người lao động dễ bị tổn thương trong lĩnh vực du lịch như cộng đồng dân tộc thiểu số, phụ nữ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì xu hướng du lịch cộng đồng và du lịch làng bản gần đây đã mang lại nhiều lợi ích tại Lào Cai.

nhung giai phap phuc hoi va phat trien du lich lao cai trong tinh hinh moi 10456 1

Giải pháp kích cầu dịch vụ du lịch nội địa tại các đô thị lớn – thị trường gửi khách chính đến Lào Cai, sau đó là du lịch quốc tế theo lộ trình mở cửa của Chính phủ, đã kiểm soát dịch tốt, lượng khách lớn, có thể tăng bùng nổ nếu đáp ứng tốt nhu cầu), đồng thời kích cầu giảm giá du lịch gắn với điểm đến và sản phẩm du lịch chất lượng, giảm giá kích cầu nhưng không giảm chất lượng hay bớt xén dịch vụ, mỗi chương trình kích cầu có sự tham gia của đơn vị cung ứng dịch vụ và sự vào cuộc của các địa phương trong việc tổ chức các chương trình, hoạt động, sự kiện hấp dẫn. Ngoài ra, để phục hồi thị trường du lịch nội địa đến Lào Cai, có thể tập trung vào một số thị thị trường riêng lẻ trước, ví dụ như khách du lịch công vụ, khách du lịch gia đình, khách trẻ bởi đây sẽ là mảng phục hồi trước, sau đó là các thị trường khách du lịch thích trải nghiệm và hướng về thiên nhiên, khách đô thị muốn đến các vùng đất mới, ít người và an toàn.  Đồng thời, ngành du lịch Lào Cai và các địa phương cần vào cuộc mạnh mẽ với doanh nghiệp xây dựng và tổ chức các chương trình sự kiện, hoạt động hấp dẫn nhằm hưởng ứng những gói kích cầu then chốt, mang tính bùng nổ về vận chuyển, lưu trú, ăn uống – mua sắm và giải trí, khu điểm du lịch v.v… qua đó, tác động mạnh và thực chất đến thị trường khách du lịch đến Lào Cai.

nhung giai phap phuc hoi va phat trien du lich lao cai trong tinh hinh moi 10456 2

Giải pháp về đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Lào Cai xác định các hạng mục du lịch cần đầu tư, hoàn thiện sớm như đường nối cao tốc Nội Bài – Lào Cai với thị xã Sa Pa, cảng hàng không Sa Pa,…để rút ngắn thời gian di chuyển, đảm bảo an toàn cho du khách. Tập trung rà soát, đánh giá tính khả thi, tiến độ thi công của các dự án du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, khách sạn 4-5 sao, công trình du lịch tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Thúc đẩy nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch và điểm đến, kết hợp các giải pháp về giảm giá dịch vụ (như các hiệp hội du lịch đã làm) song song với nâng cao chất lượng phục vụ. Về giá cả, trong ngắn hạn, có thể sử dụng các công cụ tiêu chuẩn như giảm thuế, phí, lệ phí – mặc dù việc giảm này có thể làm giảm thu ngân sách. Quan trọng là, kích cầu, giảm giá, truyền thông an toàn phải gắn với đảm bảo chất lượng các sản phẩm, dịch vụ du lịch.

Ba là, giải pháp ứng dụng chuyển đổi số trong du lịch. Hiện nay, tỉnh Lào Cai đã phối hợp với VNPT phát triển hệ thống du lịch thông minh bao gồm: Cổng du lịch thông minh, ứng dụng trên di động, bản đồ, wifi công cộng, hệ thống khai báo lưu trú, hệ thống phân tích dữ liệu du lịch được tích hợp với các công nghệ mới hiện nay như: Thực tại ảo, thực tại tăng cường, ảnh 360, trí tuệ nhân tạo AI, chatbot… Việc ứng dụng công nghệ mớ đang đem đến những trải nghiệm mới, thuận tiện cho du khách. Đồng thời giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước có thể thực hiện hoạt động quảng bá, giới thiệu thông tin, điểm đến du lịch cũng như quản lý thông tin khách du lịch một các dễ dàng, khoa học và tiết kiệm chi phí. Bên cạnh đó, do những ưu thế công nghệ đặc thù là tương tác gần như ngay lập tức và không có giới hạn, hình thức truyền thông du lịch Lào Cai an toàn qua social media (mạng xã hội) như Facebook, Google, Twitter, Tik Tok… hay những “travel blogger, KOLs” – với lượng người theo dõi rất lớn trên Facebook, Instagram, Youtube cần đẩy mạnh thực hiện để lan tỏa thông tin du lịch ngắn gọn, hấp dẫn, hữu ích đến đúng đối tượng mục tiêu, với chi phí thấp, nhân lực ít và thực hiện được ngay.

Giải pháp về cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển du lịch và phát triển nguồn nhân lực cho các khu điểm du lịch trọng tâm. Qua đó thúc đẩy cộng đồng, cá nhân và doanh nghiệp phục hồi năng lực của từng đơn vị và địa phương, tiến tới phát triển bền vững sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Cần tiếp tục thực thi hiệu quả chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai; đổi mới tầm nhìn và hoạt động quản lý nhà nước về du lịch (đã thành lập Sở du lịch) và đặc biệt chú trọng phục hồi và phát triển nguồn nhân lực du lịch, tăng cường công tác đào tạo, đặc biệt là đào tạo nhân lực du lịch chất lượng cao và đào tạo kỹ năng nghề du lịch để đảm bảo đáp ứng nhu cầu phát triển trong giai đoạn mới.

Du lịch là ngành kinh tế nhạy cảm, rất dễ bị tác động, nhưng cũng là ngành có khả năng phục hồi nhanh chóng so với nhiều ngành kinh tế khác nếu thự thi việc nghiên cứu, phân tích đúng và trúng; triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, để du lịch Lào Cai sớm lấy lại tăng trưởng, phục hồi lại hình ảnh, thương hiệu như trước năm 2019 và hoàn thành mục tiêu, kết quả tăng trưởng đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2030, trở thành một trong những địa phương có ngành du lịch dẫn đầu khu vực phía Bắc và điểm đến an toàn, ưu thích của du khách quốc tế.

Phạm Tất Thành

Đánh giá bài viết

Viết một bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Liên kết kênh thông tin các tỉnh

Show Buttons
Hide Buttons