Mùa Lễ hội Khô Già Già tại huyện Bát Xát

Năm nay Lễ hội Khô Già Già của người Hà Nhì huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai sẽ được tổ chức từ mùng 2 đến ngày 4 tháng 7 dương lịch (tức ngày mùng 4 đến mùng 6 tháng 6 âm lịch) tại trung tâm xã Y Tý. Đây là nét độc đáo trong nghi lễ, tín ngưỡng thờ thần nông nghiệp, thần rừng, thần nước cầu cho mùa màng bội thu, dân bản được bình an hạnh phú.

Lễ hội Khô Già Già là một trong những nghi lễ quan trọng và lâu đời nhất của người Hà Nhì den được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia ngày 19/12/2014, thuộc loại hình Lễ hội truyền thống. Những năm gần đây, lễ hội Khô Già Già được huyện Bát Xát tổ chức quy mô, bài bản trang trọng nhưng vẫn giữ nguyên vẹn nét độc đáo bản sắc của dân tộc và thu hút được nhiều sự quan tâm của du khách đến tham quan.

mua le hoi kho gia gia tai huyen bat xat 11011Khô Già Già – Lễ hội linh thiêng có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của người Hà Nhì

“Khô Già Già” theo tiếng Hà Nhì có nghĩa là “bội thu”. Theo phong tục, Lễ hội sẽ được chức trong 3 ngày vào đúng ngày thìn tháng 6 âm lịch hàng năm. Như năm nay bắt đầu là ngày Thìn (ngày con rồng) đến ngày Thân (ngày con khỉ) của tháng 6 âm lịch với mong muốn thần đất, thần rừng, thần nước, thần tình duyên bảo vệ con người khỏe mạnh, phù hộ cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc, chăn nuôi phát triển, mùa vụ bội thu.

Tại Lễ hội năm nay sau màn khai mạc chào mừng đại biểu và du khách tới tham quan sẽ là không gian tổ chức các trò chơi dân gian, các môn thi đấu thể thao (kéo co, đẩy gậy) giữa các thôn trên địa bàn xã Y Tý.

mua le hoi kho gia gia tai huyen bat xat 11011 1Trò chơi đu quay trong lễ hội Khô Già Già

 Ngày thứ 2 của lễ hội sẽ thực hiện nghi thức mổ trâu hiến tế cho thần linh do đàn ông, trai tráng khỏe mạnh trong thôn đảm nhận, sau đó chia thịt trâu cho các gia đình trong thôn mang về làm lễ cúng tổ tiên, cầu mong tổ tiên bảo vệ gia đình, bảo vệ con cháu trong cả năm. Cùng với các nghi lễ thì một số hoạt động  như trò chơi dân gian truyền thống nhảy que, đánh đu, múa gùi…và nhiều hoạt động trải nghiệm để du khách tham quan, được hòa mình cùng lễ hội.

mua le hoi kho gia gia tai huyen bat xat 11011 2Nghi lễ mổ trâu cúng tế thần linh

Vào ngày cuối cùng của Lễ hội hai ông thầy cúng đại diện cho các gia đình trong thôn chuẩn bị mâm lễ mang ra lán thờ để cùng làm lễ tế thần nông nghiệp. Vị trí làm lễ là cột đu và đu dây đã được chuẩn bị sẵn từ trước. Đây là nghi thức cúng quan trọng nhất trong lễ hội, cầu cho mùa màng bội thu, cầu mong những điều tốt đẹp nhất sẽ tới với dân làng. Do vậy mọi hoạt động được diễn ra rất trang nghiêm. Sau khi làm lễ xong, thầy cúng mới thử trò chơi để mọi người trong thôn bản và du khách cùng tham gia. Bên cạnh đó, trong ngày cuối cùng của lễ hội, sẽ tổ chức chấm điểm thi các mâm cơm cúng và khuôn viên nơi thực hiện nghi lễ cúng do các thôn, hộ gia đình chuẩn bị. Kết thúc lễ hội sẽ có phần trao giải để động viên các đội tham gia các hoạt động trong suốt lễ hội diễn ra.

mua le hoi kho gia gia tai huyen bat xat 11011 3Thầy cúng thực hiện nghi lễ tế thần mong một mùa bội thu

Đến với Ý Tý huyện Bát Xát để cảm nhận những nét văn hóa vô cùng đặc sắc của người Hà Nhì. Mà tới đây còn được hòa mình vào cảnh sắc thiên nhiên hùng vỹ, chiêm ngưỡng những ngôi nhà Trình Tường độc đáo và ngắm nhìn những thửa ruộng bậc thang uống lượn men theo các sườn núi đẹp đến mê hoặc.

Bích Ngọc

Đánh giá bài viết

Viết một bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Liên kết kênh thông tin các tỉnh

Show Buttons
Hide Buttons