Dinh Hoàng A Tưởng, Bắc Hà được xây dựng từ năm 1914 và hoàn thành năm 1921. Đã gần một thế kỉ trôi qua kể từ khi dinh thự Hoàng A Tưởng hoàn thành. Trải qua những thăng trầm cùng nhiều biến cố lịch sử, dinh thự đã nhuốm mầu cổ kính, cùng với đó là biết bao câu chuyện kì bí liên quan đến ngôi nhà.
Chủ nhân cũ của dinh thự Hoàng A Tưởng là ông Hoàng Yến Tchao (1883- 1959), người Tày và là thổ ty vùng Bắc Hà trước đây và là bố của ông Hoàng A Tưởng. Mặc dù là người Tày nhưng người ta quen gọi ông là vua Mèo vì trước đây người Mông (Mèo) chiếm đến gần 70% dân số toàn vùng. Ông Hoàng Yến TChao lại cai trị vùng đất này nên có tên vua Mèo là vì thế. Ông Hoàng Yến Tchao có tất cả 4 bà vợ và 7 người con đẻ, trong đó có 2 người con trai và 5 người con gái. Con trai cả là ông Hoàng A Tiển, con thứ 2 là ông Hoàng A Tưởng. Theo người già trong vùng kể lại ngay từ khi còn nhỏ ông Hoàng A Tưởng đã có tướng mạo hơn người, thông minh nhạy bén vì vậy được cha vô cùng yêu quý, lớn lên lại được cha tin tưởng cho sang Pháp du học, khi về ông thường cùng cha giải quyết công việc lớn nhỏ trong nhà, quan hệ với các thổ ty khác trong vùng Tây Bắc nên người ta biết nhiều về ông Hoàng A Tưởng hơn người anh trai của ông là Hoàng A Tiển. Vì thế người dân trong vùng mới gọi đây là dinh thự Hoàng A Tưởng.
Thổ ty Hoàng Yến Tchao trước đây cai trị vùng đất này nên ông chiếm giữ các vùng đất tốt nhất, màu mỡ nhất. Ông giao ruộng cho những hộ tá điền trông nom gặt hái và bóc lột sức lao động của họ. Ngoài ra thổ ty còn bắt nông dân ở các bản phục dịch theo thời gian nhất định và cống nộp củi, gỗ, vật dụng gỗ ván…
Theo những lời dân trong vùng kể lại, để xây dựng và chuẩn bị khởi công công trình họ Hoàng chuẩn bị khá công phu: mời các thầy địa lý về xem địa điểm, thế đất… để tìm cho được chỗ nào là “âm dương điều hoà và có thể hợp làm một thì sẽ đăng đạt được một môi trường hoàn hảo như ý…”. Để thiết kế ngôi nhà này ông Hoàng Yến Tchao đã mời cố vấn người Pháp và một cố vấn người Trung quốc đảm nhiệm. Do vậy kiến trúc nhà Hoàng A Tưởng là sự kết hợp kiến trúc Âu và Á.
Phong cách phương Tây thể hiện ở những cột được đắp nổi, thể hiện sự vững chắc cho ngôi nhà. Đây là một phần của kiến trúc gô tích ở phương Tây từ thế kỉ XII. Hệ thống vòm tường, hành lang, hệ thống lò sưởi, ống khói trên mái, họa tiết cành nho xung quanh ngôi nhà là theo phong cách Pháp. Phong cách châu Á thể hiện ở hình dáng ngôi nhà đó là hình chữ Môn, trên bức bình phong trước cửa người ta trang trí bằng hình chữ song hỉ. Đây là một kiểu thiết kế đặc trưng của phương Đông.
Nhà Hoàng A Tưởng là thể loại công trình kết hợp vừa để ở, để làm việc và là pháo đài phòng thủ. Đây là một loại hình kiến trúc hiếm có trong di sản di tích kiến trúc Việt Nam. Bố cục tòa nhà như một pháo đài khép kín, chỉ có một cửa vào duy nhất, bố trí các lỗ châu mai dọc theo hành lang phía trước nơi có lối vào tòa nhà và cửa chính ở trên cao. Điều nàythuận tiện cho việc bảo vệ. Trước đây, bao quanh khu dịnh thự rộng 10.000m2 còn có bức tường đất trình dày 80cm và cao 2,8m. Và thiết kế đường cho lính tuần tra canh gác.
Gia đình chủ nhân sống ở đây đến năm 1950 thì bỏ đi, ngôi nhà để hoang. Năm 1999 ngôi nhà được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia và trở thành địa điểm tham quan du lịch nổi tiếng của Lào Cai. Nếu bạn đến Bắc Hà mà chưa khám phá dinh Hoàng A Tưởng thì quả là một thiếu sót. Đến đây bạn sẽ được hướng dẫn viên giới thiệu và nghe những câu chuyện dã sử hấp dẫn xung quanh gia đình ông Hoàng A Tưởng. Đặc biệt là trải nghiệm thú vị với nghề thủ công truyền thống như dệt vải, nấu rượu ngô.
Thổ ty Hoàng Yến Tchao trước đây cai trị vùng đất này nên ông chiếm giữ các vùng đất tốt nhất, màu mỡ nhất. Ông giao ruộng cho những hộ tá điền trông nom gặt hái và bóc lột sức lao động của họ. Ngoài ra thổ ty còn bắt nông dân ở các bản phục dịch theo thời gian nhất định và cống nộp củi, gỗ, vật dụng gỗ ván…
Theo những lời dân trong vùng kể lại, để xây dựng và chuẩn bị khởi công công trình họ Hoàng chuẩn bị khá công phu: mời các thầy địa lý về xem địa điểm, thế đất… để tìm cho được chỗ nào là “âm dương điều hoà và có thể hợp làm một thì sẽ đăng đạt được một môi trường hoàn hảo như ý…”. Để thiết kế ngôi nhà này ông Hoàng Yến Tchao đã mời cố vấn người Pháp và một cố vấn người Trung quốc đảm nhiệm. Do vậy kiến trúc nhà Hoàng A Tưởng là sự kết hợp kiến trúc Âu và Á.
Phong cách phương Tây thể hiện ở những cột được đắp nổi, thể hiện sự vững chắc cho ngôi nhà. Đây là một phần của kiến trúc gô tích ở phương Tây từ thế kỉ XII. Hệ thống vòm tường, hành lang, hệ thống lò sưởi, ống khói trên mái, họa tiết cành nho xung quanh ngôi nhà là theo phong cách Pháp. Phong cách châu Á thể hiện ở hình dáng ngôi nhà đó là hình chữ Môn, trên bức bình phong trước cửa người ta trang trí bằng hình chữ song hỉ. Đây là một kiểu thiết kế đặc trưng của phương Đông.
Nhà Hoàng A Tưởng là thể loại công trình kết hợp vừa để ở, để làm việc và là pháo đài phòng thủ. Đây là một loại hình kiến trúc hiếm có trong di sản di tích kiến trúc Việt Nam. Bố cục tòa nhà như một pháo đài khép kín, chỉ có một cửa vào duy nhất, bố trí các lỗ châu mai dọc theo hành lang phía trước nơi có lối vào tòa nhà và cửa chính ở trên cao. Điều nàythuận tiện cho việc bảo vệ. Trước đây, bao quanh khu dịnh thự rộng 10.000m2 còn có bức tường đất trình dày 80cm và cao 2,8m. Và thiết kế đường cho lính tuần tra canh gác.
Gia đình chủ nhân sống ở đây đến năm 1950 thì bỏ đi, ngôi nhà để hoang. Năm 1999 ngôi nhà được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia và trở thành địa điểm tham quan du lịch nổi tiếng của Lào Cai. Nếu bạn đến Bắc Hà mà chưa khám phá dinh Hoàng A Tưởng thì quả là một thiếu sót. Đến đây bạn sẽ được hướng dẫn viên giới thiệu và nghe những câu chuyện dã sử hấp dẫn xung quanh gia đình ông Hoàng A Tưởng. Đặc biệt là trải nghiệm thú vị với nghề thủ công truyền thống như dệt vải, nấu rượu ngô.
Phan Phượng