Lễ hội Tú Tỷ – Nét văn hóa độc đáo của dân tộc Giáy

Lễ hội Tú Tỉ  là một sự kiện văn hóa đặc sắc trong đời sống tinh thần người dân tộc Giáy- xã San Thàng – thành phố Lai Châu.

Lễ Tú Tỷ
Lễ Tú Tỷ

Lễ hội Tú Tỉ được tổ chức thường niên vào 2/2 (âm lịch). Lễ hội được bắt nguồn từ Lễ cúng Tú Tỉ truyền thống của dân tộc Giáy. Theo tiếng Giáy, Tú Tỉ nghĩa là thổ địa, là thần cai quản vùng đất. Với quan niệm “Đất có thổ công, sông có hà bá” tức dân tộc nào sống trên một vùng đất thì phải thờ cúng thổ công ở vùng đất đó.

Phần lễ được cúng tại cây thiêng của bản du lịch cộng đồng San Thàng hay gọi gọi là bản Pố Đá hoặc Phố Đá. Lễ vật dâng lên thần thổ địa tại gốc đa đầu bản gồm: 1 con lợn, 2 con gà khỏe mạnh. Trước ngày lễ chính, các hộ dân trong bản họp, cử 2 hộ gia đình làm chủ trì, lo phần lễ vật cúng. Mỗi gia đình cử một người đàn ông trong gia đình có mặt tại bàn thờ lễ. Phần cúng lễ diễn ra từ 8 – 9h sáng.

Phần hội với nhiều trò chơi dân gian, nhiều môn thi độc đáo như: Bắn nỏ, giã bánh dày, kéo co, tó má lẹ, nhảy bao bố, bịt mắt bắt vịt…

Sôi nổi tại trò chơi bịt mắt bắt vịt
Sôi nổi tại trò chơi bịt mắt bắt vịt
Sự khéo léo của bản Chú Chin Chải trong phần thi giã bánh giầy
Sự khéo léo của bản Chú Chin Chải trong phần thi giã bánh giầy

Lễ hội được tổ chức hàng năm nhằm giữ gìn, khơi dậy và phát huy những bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Đồng thời cũng tăng thêm tinh thần đoàn kết, hăng say lao động… của dân nơi đây.

 

Bài; Ảnh: Ngọc Hà

Đánh giá bài viết

Viết một bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Liên kết kênh thông tin các tỉnh

Show Buttons
Hide Buttons