Năm 2024 , trong bối cảnh nhiều quốc gia trên thế giới phải đối mặt với những khó khăn, thách thức về thiên tai, dịch bệnh, sự bất ổn về kinh tế – an ninh chính trị – xã hội…đã ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động du lịch của Việt Nam nói chung và tỉnh Hà Giang nói riêng. Đặc biệt, tại Hà Giang với thời tiết mưa lớn kéo dài liên tục đã gây ra sạt lở nghiêm trọng làm thiệt hại lớn đến hệ thống hết nối giao thông tới các điểm du lịch làm ảnh hưởng trực tiếp tới việc phương tiện lưu thông, du khách đi lại khi đến Hà Giang.
Trong bối cảnh đó, với ý trí quyết tâm và sự đoàn kết, thống nhất dưới sự lãnh đạo sâu sát, toàn diện, kịp thời của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; sự chỉ đạo quyết liệt của Uỷ ban Nhân dân tỉnh; sự quyết tâm, quyết liệt của tập thể Ban lãnh đạo, cán bộ ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch từ tỉnh đến địa phương, cùng với sự đồng thuận, đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong và ngoài tỉnh, công tác xây dựng phát triển du lịch của tỉnh Hà Giang trong năm 2024 tiếp tục đạt được nhiều kết quả tích cực như: Lượng khách du lịch đến Hà Giang trong năm 2024 đạt trên 3,2 triệu lượt. Trong đó 380 nghìn lượt khách quốc tế (bao gồm khách mang hộ chiếu và giấy thông hành) khách nội địa là 2,906 triệu lượt người (tăng 8,8 % so với cùng kỳ năm 2023, đạt 102,6 % kế hoạch năm); tính đến tháng 12 năm 2024, toàn tỉnh có 1.005 cơ sở lưu trú, 9.263 buồng, 19.199 phòng (tăng 84 cơ sở lưu trú so với năm 2023, tăng 9% cơ sở so với cùng kỳ); Hà Giang được Tổ chức giải thưởng Du lịch Thế giới vinh danh là “điểm đến văn hoá khu vực hàng đầu châu Á”.
Để đạt được các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra, tập thể lãnh đạo, cán bộ ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch ngày từ cuối năm 2023 đã xây dựng kế hoạch hành động, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt, cụ thể như: Truyền thông và chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch. Đổi mới nội dung, nâng cao chất lượng hình ảnh truyền thông; Đẩy mạnh tuyên truyền, livestream về các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch, lễ hội của tỉnh trên các trang Fanpage của Trung tâm Xúc tiến Du lịch, Truyền hình Hà Giang, Báo Hà Giang. Và đặc biệt, tăng cường ứng ụng khoa học công nghệ 4.0 trong công tác xúc tiến quảng bá và đẩy mạnh việc liên kết với các bên liên quan từ Trung ương tới địa phương trong công tác xúc tiến quảng bá giới thiệu thương hiệu điểm đến Hà Giang đã tạo nên hiệu ứng tích cực, thu hút đông đảo các đơn vị kinh doanh du lịch, công ty lữ hành, du khách trong và ngoài nước quan tâm theo dõi. Bên cạnh đó, việc lắp đặt hệ thống QRCode tại 20 khu, điểm du lịch nhằm cung cấp thông tin đến du khách; xây dựng clip, ấn phẩm Guide “Đi Hà Giang” song ngữ tiếng Việt và tiếng Anh từ nguồn kinh phí xã hội hoá để quảng bá trên các chuyến bay của Vietnam Airlines…đã tạo điều kiện thuận lợi cho du khách, các đơn vị lữ hành, các tổ chức truyền thông trên thế giới tiếp cận thông tin một cách hiệu quả cũng như giải quyết được phần nào khó khăn về kinh phí dành cho công tác truyền thông du lịch của tỉnh.
Ấn phẩm quáng bá về du lịch tỉnh Hà Giang bằng song ngữ Việt – Anh đặt trên các chuyến bay và trạm thông tin của Vietnam Airlines.
Ngoài ra, công tác xây dựng sản phẩm du lịch theo kế hoạch số 43/KHUBND ngày 16/02/2022 về phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Hà Giang giai đoạn 2022-2025 tầm nhìn đến 2030 tiếp tục được triển khai hiệu quả. Trong năm đã hoàn thành xây dựng mô hình điểm đến du lịch tìm hiểu bản sắc văn hóa thôn Tha, xã Phương Độ; Thực hiện mô hình thí điểm trải nghiệm nông nghiệp, dược liệu thôn Nặm Đăm xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ; Phối hợp với Tổng cục kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO) và Tổ chức Helvetas Việt Nam triển khai Dự án Thụy Sỹ vì sự phát triển bền vững tại Việt Nam (ST4SD) xây dựng mô hình phát triển du lịch cộng đồng xanh và bền vững tại Hà Giang giai đoạn 2023 – 2028. Tổ chức thành công chương trình khảo sát mô hình phát triển du lịch xanh và tổ chức “diễn đàn du lịch xanh – Hà Giang năm 2024”. Phối hợp tổ chức ra mắt sản phẩm du lịch bằng xe đạp kết nối từ Vân Nam (Trung Quốc) tới Hà Giang với chủ đề “Một cung đường – Hai quốc gia”; triển khai loại hình du lịch kết hợp với hoạt động thiện nguyện, trồng cây xanh… thu hút sự quan tâm của du khách thị trường quốc tế đồng thời là tiền đề hướng đến xây dựng mô hình sản phẩm du lịch không khói, bụi tại Hà Giang.
Khách du lịch quốc tế đến Hà Giang du lịch bằng xe đạp.
Từ hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch và quản lý, xây dựng sản phẩm đặc trưng Hà Giang thường xuyên nằm trong danh sách các điểm đến lý tưởng do các tạp chí du lịch uy tín trên thế giới bình chọn. Tờ New York Times (Mỹ) xếp Hà Giang vào top 25/52 điểm đến hấp dẫn nhất thế giới; Google Year In Search công bố Hà Giang đứng top 4/10 điểm du lịch nổi bật nhất; hệ thống Booking.com công bố là một trong 10 điểm đến thân thiện nhất Việt Nam năm 2024. Đặc biệt, Hà Giang được Tổ chức giải thưởng Du lịch Thế giới vinh danh là “Điểm đến văn hóa khu vực hàng đầu châu Á”. Đây là năm thứ 2 liên tiếp Hà Giang vinh dự nhận dược giải thưởng được xem như giải “Oscars của ngành du lịch thế giới”. Với những thành tựu đạt được nhiều tổ chức, doanh nghiệp đã an tâm triển khai đầu tư các dự án về du lịch cũng như nâng cấp chất lượng dịch vụ du lịch đáp ứng nhu cầu thị trường khách ngày một cao đến Hà Giang.
An Châng Retreat & Spa mới được đầu tư và đi vào hoạt động.
Du lịch Hà Giang cũng như ngành du lịch Việt Nam đã và đang phải đối mặt với thách thức của biến đổi khí hậu, suy thoái kinh tế, bất ổn chính trị toàn cầu. Tuy nhiên, nhìn ở một khía cạnh khác, đây cũng là một cơ hội tốt để cơ cấu lại mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh, trong đó mục tiêu quan trọng là gìn giữ bảo vệ tài nguyên môi trường, các giá trị văn hoá và lịch sử, song song với việc triển khai áp dung khoa học kỹ thuật chuyển đổi số để đáp ứng xu thể toàn cầu hoá cũng như hướng tới mục tiêu phát triển bền vững trong tương lai./.
Tác giả: Hải Hà – Vừ Hương