Nghệ thuật chế tác và múa khèn của người Mông tỉnh Điện Biên được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

 

Tối ngày 14/10, tại huyện Tủa Chùa, UBND tỉnh tổ chức Lễ công bố và trao chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia “Nghệ thuật chế tác và múa khèn của người Mông tỉnh Điện Biên”. Đồng chí Vừ A Bằng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đến dự lễ công bố

 hoa-hoa.jpg

 Khèn (tiếng Mông gọi là Khềnh, Kềnh, Kỳ) là nhạc khí thiêng, kết nối giữa cõi trần và thế giới tâm linh của người Mông. Người Mông ở Điện Biên vẫn kể cho nhau nghe về sự tích ra đời của cây khèn, từ việc 6 anh em nhớ cha, làm sáo thổi cho cha nghe, đến lúc không thổi được nữa thì người em út gộp cả 6 cây sáo vào với nhau thành cây khèn như ngày nay.

Việc chế tác, diễn tấu khèn được người Mông coi là chuẩn mực đánh giá phẩm chất, tài năng của các chàng trai. Cùng với thầy cúng, thợ rèn, người làm khèn Mông – thầy khèn luôn được cộng đồng kính trọng. Điều đó đã khẳng định vị trí của cây khèn trong đời sống của người Mông

Chiếc khèn đã trở thành một phương tiện để người Mông chuyển tải những nỗi niềm, tâm tư vui buồn trong cuộc sống. Bên cạnh đó, Khèn còn là nhạc cụ độc đáo thể hiện tâm linh, tín ngưỡng truyền thống và là vật linh thiêng trong các nghi lễ của người Mông

Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Vừ A Bằng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Kết quả đạt được không chỉ là niềm vui, tự hào của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, mà sẽ là tiền đề, là động lực để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh thực hiện thành công hơn nữa công tác giữ gìn, phát huy di sản văn hóa các dân tộc, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội địa phương.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị: Chính quyền các địa phương cần tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân, khơi dậy ý thức, trách nhiệm của cộng đồng trong việc phát hiện, gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị của các loại hình di sản văn hóa, văn hóa phi vật thể. Chủ động, quyết liệt triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch trong công tác bảo tồn phát triển văn hóa các dân tộc trên địa bàn.

Đồng thời, nâng cao đời sống văn hóa, vật chất, tinh thần cho người Mông cư trú trên địa bàn, thực hiện bảo tồn phát huy tốt nhất di sản văn hóa phi vật thể đã được đưa vào danh mục Quốc gia. Quan tâm và thực hiện đúng các quy định về việc lựa chọn xét tặng Danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn nhằm phát huy vai trò của nghệ nhân dân gian trong việc tuyên truyền các giá trị văn hóa tốt đẹp của di sản. Tiếp tục trao truyền, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa gắn với phát triển kinh tế – xã hội, phục vụ phát triển du lịch tại địa phương.

Một số hình ảnh tại buổi lễ:

311881337_2565974946873437_6270680811606648132_n.jpg

311884608_2565974893540109_3870172709889838394_n.jpg

311933798_2565974913540107_7700848448600544350_n.jpg

 

 

Để lại Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.