Những lễ hội sẽ được diễn ra trong tháng 3 và 4

Khi những cành Ban chúm chím nở nụ, như một lời hẹn ước, vào thời điểm trung tuần tháng 3 các du khách tứ xứ thập phương đều đổ về Điện Biên để cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên của loài “Hoa Ban” tượng trưng cho người con gái Thái. Lễ hội hoa ban là một trong những lễ hội được mong chờ nhất của người dân Điện Biên nói riêng và các du khách nói chung.

Lễ hội Hoa Ban năm 2018 dự kiến sẽ tổ chức từ tháng 3 – 5/2018, trọng điểm các hoạt động được tổ chức từ ngày 17 – 19/3/2018 tại Thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên

Lễ hội Hoa Ban là hoạt động thường niên của tỉnh Điện Biên, tổ chức tại T.P Điện Biên Phủ, lễ hội Hoa Ban năm 2018 dự kiến sẽ tổ chức từ tháng 3 – 5/2018, trọng điểm các hoạt động được tổ chức từ ngày 17 – 19/3/2018 tại Thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Lễ hội gồm các hoạt động: Lễ khai mạc và chương trình nghệ thuật với chủ đề “Hoa Ban – Tình ca Tây Bắc”; Diễu hành văn hóa đường phố; Trưng bày, giới thiệu quảng bá các sản phẩm du lịch văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số; Hoạt động giao lưu thi đấu thể thao, trò chơi có thưởng (bóng đá mini, tung còn, kéo co, tù lu, giã bánh dày, xe đạp thồ, đi cà kheo, đẩy gậy); Phần thi trình diễn trang phục truyền thống của các dân tộc. Chương trình nghệ thuật chào mừng thành công lễ hội – bế mạc. Các hoạt động chủ yếu được diễn ra tại Quảng trường 7/5 TP. Điện Biên Phủ.

Lễ hội Hoàng Công Chất- Thành Bản Phủ (xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên) được tổ chức vào ngày 9/4/2018 (tức ngày 24 âm lịch)

Lễ hội Hoàng Công Chất- Thành Bản Phủ (xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên) được tổ chức vào ngày 9/4/2018 (tức ngày 24 âm lịch) để tưởng nhớ công lao to lớn của người anh hùng áo vải Hoàng Công Chất quê lúa Thái Bình, cùng với Lò Văn Ngải, Lò Văn Khanh (dân tộc Thái địa phương) đứng lên tập hợp, lãnh đạo nhân dân các dân tộc chống lại giặc Phẻ bảo vệ bản mường, núi rừng Tây Bắc, trấn giữ một vùng biên cương thái bình vào thế kỷ 18.

Lễ hội đền Hoàng Công Chất – Thành Bản Phủ được diễn ra trong phần lễ và phần hội. Các tiết mục mang đậm bản sắc văn hóa dân gian như: Múa rồng, biểu diễn trống hội được diễn ra. Phần lễ diễn ra trang nghiêm với những nghi thức thiêng liêng được gìn giữ như: Rước kiệu, dâng hương, đọc chúc văn tưởng nhớ, tri ân công đức của vị thủ lĩnh Hoàng Công Chất và kêu gọi tinh thần đoàn kết các dân tộc. Phần hội là các chương trình văn hóa, văn nghệ đặc sắc đến từ các đội văn nghệ quần chúng; tổ chức thi đấu các môn thể thao mang đậm bản sắc dân tộc như: Đẩy gậy, kéo co, tung còn…

Tác giả bài viết: Thúy Hằng

Nguồn tin: dienbientv.vn

Để lại Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.